Tiểu sử của Trần Thái Tông (1218 - 1277)
Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần, niên hiệu Kiến Gia thứ 8 triều Lý (tức 10 tháng 7 năm 1218), ông là con của ông Trần Thừa và bà Lê Thị Phong. Ông là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, trị vì hơn 32 năm (1225 - 1258) và làm Thái thượng hoàng 19 năm. Ông được vợ là Lý Chiêu Hoàng, nữ hoàng đầu tiên và là nhà vua cuối cùng của nhà Lý nhường ngôi. Việc ông được đưa lên làm vua nói riêng và nhà Trần thay thế nhà Lý nói chung phần lớn nhờ ở công sức của Trần Thủ Độ, Điện tiền chỉ huy sứ trong triều Lý, chú của Trần Cảnh. Bố của Trần Cảnh là Trần Thừa, cũng là một viên quan của triều Lý, ông từng làm Nội thị khán thủ, một chức quan đứng đầu các quan hầu cận của vua nhà Lý.
Trần Thái Tông (1218 - 1277):
Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Trần Thái Tông:
Năm | Tuổi | Địa điểm | Sự kiện |
---|---|---|---|
1218 | ... | ... | Trần Thái Tông được sinh ra |
1226 | 8 tuổi | ... | Trần Cảnh lên ngôi vua, nhà Trần thành lập |
1230 | 12 tuổi | ... | Ban hành Quốc triều hình luật |
1253 | 35 tuổi | ... | Lập Quốc học viện và Giảng võ đường |
1258 | 40 tuổi | ... | Chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất |
1277 | 59 tuổi | ... | Trần Thái Tông mất |
Thân thế và sự nghiệp của Trần Thái Tông:
Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần, niên hiệu Kiến Gia thứ 8 triều Lý (tức 10 tháng 7 năm 1218), ông là con của ông Trần Thừa và bà Lê Thị Phong. Ông là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, trị vì hơn 32 năm (1225 - 1258) và làm Thái thượng hoàng 19 năm. Ông được vợ là Lý Chiêu Hoàng, nữ hoàng đầu tiên và là nhà vua cuối cùng của nhà Lý nhường ngôi. Việc ông được đưa lên làm vua nói riêng và nhà Trần thay thế nhà Lý nói chung phần lớn nhờ ở công sức của Trần Thủ Độ, Điện tiền chỉ huy sứ trong triều Lý, chú của Trần Cảnh. Bố của Trần Cảnh là Trần Thừa, cũng là một viên quan của triều Lý, ông từng làm Nội thị khán thủ, một chức quan đứng đầu các quan hầu cận của vua nhà Lý.
Trần Thái Tông còn trẻ đã lập quốc, được Thái sư Trần Thủ Độ giúp sức cai quản, đất nước thêm yên ổn. Khi trưởng thành, tự có thể cai quản tốt mà không phụ thuộc quá nhiều vào Thái sư. Tuy vậy chuyện gia đình, phòng the lại có nhiều điều hổ thẹn, gây nên nhiều điều tiếng cho thế hệ sau. Ông và Chiêu Thánh Hoàng hậu lấy nhau 12 năm mà chưa có con trong khi triều Trần cần phải có Hoàng tử. Vì thế, Ông bị Thái sư Trần Thủ Độ ép bỏ Chiêu Thánh, lập chị của Chiêu Thánh là Thuận Thiên, vợ của Trần Liễu (anh trai của vua Thái Tông) đã có thai làm Hoàng hậu, giáng Chiêu Thánh xuống làm công chúa.
Năm 1258, ông truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng, lui về làm Thái thượng hoàng, được tôn làm Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế.
Ngày mồng 1 tháng 4 năm Đinh Sửu (tức 5 tháng 5 năm 1277), Trần Thái Tông băng hà tại điện Vạn Thọ, thọ 60 tuổi, táng tại Chiêu Lăng phủ Long Hưng (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình ngày nay).
Để ghi nhớ công ơn của vua Trần Thái Tông, sau khi ông mất, dân chúng đã đúc tượng và thờ phụng ông tại các Đền Trần (Thái Bình), đền Trần (Nam Định), đền Thái Vi (ở Ninh Bình) và được làm giỗ hàng năm. Tên ông cũng được đặt cho nhiều tên phố ở Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đà Lạt, Thái Bình, Nam Định..
Một số video về Trần Thái Tông
Tài liệu tham khảo:
Nhân vật cùng thời kỳ với Trần Thái Tông:
Trần Hưng Đạo (1228 - 1300)
- 2 thg 12, 2
- 525
Trần Hưng Đạo còn được gọi là Hưng Đạo Vương, tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai An Sinh Vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột, và Công chúa Thụy Bà (chị ruột của vua Trần Thái Tông, và là cô ruột Trần Quốc Tuấn) là mẹ nuôi của ông, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh(nay thuộc tỉnh Nam Định).
Trần Thủ Độ (1194 - 1264)
- 2 thg 12, 2
- 291
Trần Thủ Độ là thái sư đầu triều nhà Trần, người có công sáng lập và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng gần 40 năm, từ 1226 đến 1264. Trần Thủ Độ sinh tại làng Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Đánh giá về Trần Thủ Độ, có nhiều luồng dư luận trái chiều, ông là người có công sáng lập nhà Trần, ý kiến khác lại cho rằng ông là người đáng chê trách khi giết hại vua nhà Lý.
Lý Huệ Tông (1194 - 1226)
- 2 thg 12, 2
- 149
Lý Huệ Tông là vị vua thứ tám của nhà Lý, cai trị từ năm 1211 đến năm 1224. Ông tên thật là Lý Sảm hay Lý Hạo Sảm, sinh tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam. Lý Sảm là con trưởng của Lý Cao Tông, mẹ là hoàng hậu họ Đàm, sinh tháng 7 năm Giáp Dần (1194). Năm Mậu Thìn (1208), ông được vua cha lập làm Thái tử, lúc đó ông 15 tuổi.
Lý Chiêu Hoàng (1218 - 1278)
- 2 thg 12, 2
- 198
Lý Chiêu Hoàng là vị vua thứ 9 và là cuối cùng của nhà Lý (Việt Nam) từ năm 1224 đến năm 1225, đồng thời là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam. Lý Chiêu Hoàng còn có tên là Phật Kim, sinh vào tháng 9 Mậu Dần (1218). Bà là con gái thứ hai của vua Lý Huệ Tông và Hoàng hậu Trần Thị Dung. Khi bà ra đời thì nhà Lý đã vào thời kỳ suy tàn.
Trần Thái Tông (1218 - 1277)
- 2 thg 12, 2
- 149
Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần, niên hiệu Kiến Gia thứ 8 triều Lý (tức 10 tháng 7 năm 1218), ông là con của ông Trần Thừa và bà Lê Thị Phong. Ông là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, trị vì hơn 32 năm (1225 - 1258) và làm Thái thượng hoàng 19 năm. Ông được vợ là Lý Chiêu Hoàng, nữ hoàng đầu tiên và là nhà vua cuối cùng của nhà Lý nhường ngôi. Việc ông được đưa lên làm vua nói riêng và nhà Trần thay thế nhà Lý nói chung phần lớn nhờ ở công sức của Trần Thủ Độ, Điện tiền chỉ huy sứ trong triều Lý, chú của Trần Cảnh. Bố của Trần Cảnh là Trần Thừa, cũng là một viên quan của triều Lý, ông từng làm Nội thị khán thủ, một chức quan đứng đầu các quan hầu cận của vua nhà Lý.
Trần Thị Dung (? - 1259)
- 2 thg 12, 2
- 234
Trần Thị Dung vốn có tên là Trần Thị Ngừ, là người thôn Gia Lưu, Hải Ấp (nay là Làng Lưu Xá, xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), là con gái của Trần Lý, em gái kế của Trần Thừa và Trần Tự Khánh, cô ruột của Trần Thái Tông. Bà là hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý, vợ vua Lý Huệ Tông, và là mẹ nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam, Lý Chiêu Hoàng. Sau khi Lý Huệ Tông mất, bà trở thành vợ thái sư Trần Thủ Độ nhà Trần.
Trần Tự Khánh (1175 - 1223)
- 2 thg 12, 2
- 139
Trần Tự Khánh là con Trần Lý, em ruột Trần Thừa-người sau người sau này trở thành thượng hoàng đầu tiên của nhà Trần. Ông là người Tam Đường, phủ Long Hưng, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Ông là tướng nhà Lý, là người có công đặt nền móng cho sự thay thế ngôi nhà Lý của nhà Trần
Trần Quang Khải (1241 - 1294)
- 2 thg 12, 2
- 251
Trần Quang Khải sinh năm 1241, mất năm 1294, là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông và hoàng hậu Thuận Thiên, em ruột vua Trần Thánh Tông. Thuở nhỏ, ông đã bộc lộ tư chất thông minh, giỏi cả văn lẫn võ, được vua cha rất mực yêu quý.
Trần Nhật Duật (1255 - 1330)
- 2 thg 12, 2
- 330
Trần Nhật Duật là con thứ 6 của Trần Thái Tông, sinh tháng 4 năm ất Mão (1255) tại hoàng cung Thăng Long. Ông là người có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba, giữ gìn bờ cõi nước Đại Việt. Sử cũ truyền rằng, khi ông sinh ra, ở cánh tay có chữ Chiêu Văn đồng tử , nhà vua bèn lấy chữ đó đặt tên hiệu cho ông. Lúc lớn lên, ông rất thông minh, có tiếng là người học rộng, hiểu biết nhiều lĩnh vực tri thức. Ngoài việc thông thạo nhiều ngoại ngữ, ông còn có sự hiểu biết sâu rộng về các nước láng giềng
Trần Bình Trọng (1259 - 1285)
- 2 thg 12, 2
- 137
Trần Bình Trọng sinh năm 1259, là con trai của tướng Lê Trần và công chúa Chiêu Thánh. Ông là người có công lớn hộ giá bảo vệ cho hai vua Trần (Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông) trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ hai. Ông hy sinh khi chặn quân Nguyên ở bãi Thiên Mạc, được truy phong làm Bảo Nghĩa Vương.
Trần Quốc Toản (1267 - 1285)
- 2 thg 12, 2
- 274
Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản thuộc dòng dõi nhà vua và sinh vào năm Đinh Mão (1267). Ông là một quý tộc nhà Trần, sống ở thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông. Ông lớn lên trong không khí cả nước náo nức chuẩn bị chiến đấu chống quân Nguyên sang cướp phá và xâm lược nước ta lần thứ hai (1285 ).
Trần Thánh Tông (1240 - 1290)
- 2 thg 12, 2
- 344
Trần Thánh Tông tên thật là Trần Hoảng, là con trai thứ, nhưng mà là con trưởng dòng đích của vua Trần Thái Tông và bà Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng thái hậu Lý Thị. Ông sinh ngày 25 tháng Chín âm lịch năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (tức 12 tháng 10 năm 1240) và ngay lập tức được lập làm Đông cung thái tử. Ông là vị vua thứ hai của nhà Trần và là cha của vua Trần Nhân Tông, ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ 1278 đến khi qua đời. Trong thời gian làm Thái thượng hoàng, ông đã cùng với Trần Nhân Tông lãnh đạo đất nước giành chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông.
Trần Nhân Tông (1258 - 1308)
- 2 thg 12, 2
- 114
Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm là vị vua thứ ba của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông với Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần thị Thiều, sinh ngày 11 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ(1258). Ông lên ngôi nǎm 21 tuổi (1279). Ông làm vua 14 nǎm đến 35 tuổi thì nhường ngôi cho con là Anh Tông để làm Thượng hoàng. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.
Trần Anh Tông (1276 - 1320)
- 2 thg 12, 2
- 180
Trần Anh Tông tên thật là Trần Thuyên, ông là vị vua thứ tư của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Trần Thuyên là con trưởng của Nhân Tông, mẹ là Bảo Thánh hoàng hậu, sinh ngày 17 tháng 9 năm 1276, được lập ngay làm Đông cung thái tử. Ông lên ngôi ngày rằm tháng 4 năm Quý Tỵ (1293) đổi niên hiệu Hưng Long, ở ngôi 21 năm (1293 – 1314) và làm Thái thượng hoàng 6 năm.
Bạch Liêu (1236 - 1315)
- 29 thg 9, 2014
- 133
Một trí thức tài hoa lỗi lạc như ông mà tài liệu về ông còn rất ít. "Ðại Việt sủ ký toàn thư" chép vắn tắt: "Tháng ba năm Thiên Long thứ chín đời Trần Thánh Tông, khoa thi lấy Kinh trạng nguyên Trần Cố, Trại trạng nguyên Bạch Liêu. Bạch Liêu là người Nghệ An, thông minh, nhớ lâu, đọc sách mười dòng một nháy mắt". Tư chất thông minh, trình độ học vấn như thế quả là xuất chúng.
Huyền Quang (1254 - 1334)
- 29 thg 9, 2014
- 95
Tên thật là Lý Đạo Tái, người hương Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang. Nay là làng Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Học giỏi, đỗ cả thi hương, thi hội. Ông đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ (trạng nguyên) khoa thi năm 1272 hay 1274 và được bổ làm việc trong Viện Nội Hàn của triều đình, tiếp sư Bắc triều, nổi tiếng văn thơ. Sau này từ chức đi tu, theo Trần Nhân Tông lên Trúc Lâm. Là một Thiền sư Việt Nam, tổ thứ ba dòng Trúc Lâm Yên Tử. Ông là một nhà thơ lớn với nhiều bài thơ còn được lưu lại. Cùng với Trúc Lâm Đầu Đà Trần Nhân Tông và Pháp Loa, ông được xem là một Đại thiền sư của Việt Nam và người ta xem ông và hai vị nêu trên ngang hàng với sáu vị tổ của Thiền tông Trung Quốc hoặc 28 vị tổ của Thiền Ấn Độ.
Nguyễn Hiền (1234 - ?)
- 29 thg 9, 2014
- 134
Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên khi 13 tuổi. Ông là người làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường(nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). Ông thi đỗ trạng nguyên khi mới 12 tuổi, trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam, tại khoa thi tháng 2 năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 (1247) thời vua Trần Thái Tông.
Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320)
- 8 thg 10, 2014
- 247
Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255 tại làng Phù Ủng (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) đúng vào lúc vương triều Trần đang động viên sức dân cả nước chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống giặc Nguyên - Mông lần thứ 2. Ông vừa là môn khách, vừa là con rể của Trần Quốc Tuấn. Ông cùng tuổi với Thượng tướng quân Trần Nhật Duật, hoàng tử thứ 6 của vua Trần Thái Tông, chú ruột vua Trần Nhân Tông, cũng là một danh tướng kiệt xuất của vương triều.
Lê Văn Hưu (1230 - 1322)
- 10 thg 11, 2014
- 94
Lê Văn Hưu (1230-1322) người làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc xã Triệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Trần Quốc Tảng (1252 - 1313)
- 15 thg 2, 2015
- 92
Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng một vị tướng và là con trai thứ ba của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và Nguyên Từ Quốc Mẫu tức công chúa Thiên Thành. Có lần khuyên cha cướp ngôi báu, Trần Quốc Tảng bị Trần Hưng Đạo rút gươm toan chém, may có Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn Nghiễn biết và vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, bấy giờ Trần Hưng Đạo mới tha
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống