Tiểu sử của Lý Huệ Tông (1194 - 1226)

Lý Huệ Tông là vị vua thứ tám của nhà Lý, cai trị từ năm 1211 đến năm 1224. Ông tên thật là Lý Sảm hay Lý Hạo Sảm, sinh tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam. Lý Sảm là con trưởng của Lý Cao Tông, mẹ là hoàng hậu họ Đàm, sinh tháng 7 năm Giáp Dần (1194). Năm Mậu Thìn (1208), ông được vua cha lập làm Thái tử, lúc đó ông 15 tuổi.

Lý Huệ Tông (1194 - 1226):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Lý Huệ Tông:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1194 ... ... Lý Huệ Tông được sinh ra
1226 32 tuổi ... Lý Huệ Tông mất

Thân thế và sự nghiệp của Lý Huệ Tông:

Lý Huệ Tông là vị vua thứ tám của nhà Lý, cai trị từ năm 1211 đến năm 1224. Ông tên thật là Lý Sảm hay Lý Hạo Sảm, sinh tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam. Lý Sảm là con trưởng của Lý Cao Tông, mẹ là hoàng hậu họ Đàm, sinh tháng 7 năm Giáp Dần (1194). Năm Mậu Thìn (1208), ông được vua cha lập làm Thái tử, lúc đó ông 15 tuổi.


Sinh thời, vua cha Lý Cao Tông đã rất bê tha, đất nước lúc này lại đang suy đồi, nên Huệ Tông nối ngôi, nếu biết phát huy tài năng, sẽ có nhiều hứa hẹn. Nhưng khi ông lên ngôi lại chỉ lo lắng cho mối tình đầu của mình, chứ không chú ý đến việc quốc gia đại sự. Đàm Thái hậu mẹ vua Huệ Tông hắt hủi Nguyên phi Trần Thị Dung là vợ vua Huệ Tông. Sau đó, vua và Nguyên phi phải trốn đi nửa năm sau mới về lại cung (năm 1216). Lúc này, Đàm Thái hậu không dám ngăn trở mối tình này nữa, Trần Thị Dung được phong làm Hoàng hậu tháng 12 năm đó.

Từ ngày Trần Thị Dung trở thành hoàng hậu, vua lại bị mắc bệnh trúng phong, chữa không hiệu nghiệm nên vua chỉ ở trong cung, quyền hành rơi dần vào tay họ Trần.

Vua Huệ Tông thường rượu chè say khướt suốt ngày, bỏ bê triều chính. Huệ Tông không có con trai. Hoàng hậu Trần Thị Dung chỉ sinh được hai con gái. Con gái lớn là Thuận Thiên công chúa đã gả cho Phụng kiều vương Trần Liễu, công chúa thứ 2 là Phật Kim (công chúa Chiêu Thánh) mới 7 tuổi được làm Thái tử.

Đến tháng 10 năm Giáp Thân (1224), Lý Huệ Tông truyền ngôi cho công chúa Chiêu Thánh rồi đi tu ở chùa Chân Giáo.

Lý Huệ Tông trị vì được 13 năm, sau bị Trần Thủ Độ ép tự tử, thọ 33 tuổi.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Lý Huệ Tông:

Trần Thủ Độ (1194 - 1264)

  • 2 thg 12, 2
  • 291

Trần Thủ Độ là thái sư đầu triều nhà Trần, người có công sáng lập và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng gần 40 năm, từ 1226 đến 1264. Trần Thủ Độ sinh tại làng Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Đánh giá về Trần Thủ Độ, có nhiều luồng dư luận trái chiều, ông là người có công sáng lập nhà Trần, ý kiến khác lại cho rằng ông là người đáng chê trách khi giết hại vua nhà Lý.

Lý Cao Tông (1173 - 1210)

  • 2 thg 12, 2
  • 268

Lý Cao Tông là vị vua thứ bảy của nhà Lý, cai trị từ năm 1176 đến năm 1210. Ông tên thật là Lý Long Trát hay Lý Long Cán, sinh ngày 06 tháng 07 năm 1173 nhằm ngày 25-05 Quý Tỵ (1173) tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam. Ông là con thứ 6 Lý Anh Tông (1138-1175) và Hoàng hậu Đỗ Thụy Châu. Khi mới lên 3 tuổi đã được đưa lên ngôi. Vua cha Anh Tông truất ngôi con cả là Long Xưởng và phong ông là hoàng thái tử, ủy thác cho Tô Hiến Thành giúp đỡ.

Lý Huệ Tông (1194 - 1226)

  • 2 thg 12, 2
  • 149

Lý Huệ Tông là vị vua thứ tám của nhà Lý, cai trị từ năm 1211 đến năm 1224. Ông tên thật là Lý Sảm hay Lý Hạo Sảm, sinh tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam. Lý Sảm là con trưởng của Lý Cao Tông, mẹ là hoàng hậu họ Đàm, sinh tháng 7 năm Giáp Dần (1194). Năm Mậu Thìn (1208), ông được vua cha lập làm Thái tử, lúc đó ông 15 tuổi.

Lý Chiêu Hoàng (1218 - 1278)

  • 2 thg 12, 2
  • 198

Lý Chiêu Hoàng là vị vua thứ 9 và là cuối cùng của nhà Lý (Việt Nam) từ năm 1224 đến năm 1225, đồng thời là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam. Lý Chiêu Hoàng còn có tên là Phật Kim, sinh vào tháng 9 Mậu Dần (1218). Bà là con gái thứ hai của vua Lý Huệ Tông và Hoàng hậu Trần Thị Dung. Khi bà ra đời thì nhà Lý đã vào thời kỳ suy tàn.

Trần Thái Tông (1218 - 1277)

  • 2 thg 12, 2
  • 149

Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần, niên hiệu Kiến Gia thứ 8 triều Lý (tức 10 tháng 7 năm 1218), ông là con của ông Trần Thừa và bà Lê Thị Phong. Ông là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, trị vì hơn 32 năm (1225 - 1258) và làm Thái thượng hoàng 19 năm. Ông được vợ là Lý Chiêu Hoàng, nữ hoàng đầu tiên và là nhà vua cuối cùng của nhà Lý nhường ngôi. Việc ông được đưa lên làm vua nói riêng và nhà Trần thay thế nhà Lý nói chung phần lớn nhờ ở công sức của Trần Thủ Độ, Điện tiền chỉ huy sứ trong triều Lý, chú của Trần Cảnh. Bố của Trần Cảnh là Trần Thừa, cũng là một viên quan của triều Lý, ông từng làm Nội thị khán thủ, một chức quan đứng đầu các quan hầu cận của vua nhà Lý.

Trần Tự Khánh (1175 - 1223)

  • 2 thg 12, 2
  • 139

Trần Tự Khánh là con Trần Lý, em ruột Trần Thừa-người sau người sau này trở thành thượng hoàng đầu tiên của nhà Trần. Ông là người Tam Đường, phủ Long Hưng, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Ông là tướng nhà Lý, là người có công đặt nền móng cho sự thay thế ngôi nhà Lý của nhà Trần

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->