Nhân vật lịch sử
Những nhân vật lịch sử của Việt Nam
Trần Hưng Đạo (1228 - 1300)
- 2 thg 12, 2
- 525
Trần Hưng Đạo còn được gọi là Hưng Đạo Vương, tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai An Sinh Vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột, và Công chúa Thụy Bà (chị ruột của vua Trần Thái Tông, và là cô ruột Trần Quốc Tuấn) là mẹ nuôi của ông, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh(nay thuộc tỉnh Nam Định).
Nguyễn Hữu Cảnh (1650 - 1700)
- 2 thg 12, 2
- 423
Nguyễn Hữu Cảnh 1650-1700 tên thật là Nguyễn Hữu Thành, húy Kính, tộc danh là Lễ, là một danh tướng thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông được xem là người xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất Sài Gòn-Gia Định vào năm 1698.
Trần Thủ Độ (1194 - 1264)
- 2 thg 12, 2
- 291
Trần Thủ Độ là thái sư đầu triều nhà Trần, người có công sáng lập và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng gần 40 năm, từ 1226 đến 1264. Trần Thủ Độ sinh tại làng Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Đánh giá về Trần Thủ Độ, có nhiều luồng dư luận trái chiều, ông là người có công sáng lập nhà Trần, ý kiến khác lại cho rằng ông là người đáng chê trách khi giết hại vua nhà Lý.
Hồ Quý Ly (1336 - 1407)
- 2 thg 12, 2
- 438
Tổ tiên Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật vốn người Chiết Giang (Trung Quốc), sang làm Thái thú Diễn Châu và định cư ở hương Bào Đột, nay là xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hồ Liêm là đời cháu thứ 12 đã dời đến ở hương Đại Lại, Thanh Hóa, làm con nuôi tuyên úy Lê Huấn, từ đấy lấy Lê làm họ mình. Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của cụ Hồ Liêm.
Hùng Vương
- 2 thg 12, 2
- 712
Sử cũ viết, vào thế kỉ VII TCN, ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ), có vị thủ lĩnh tài năng đã khuất phục được các bộ lạc và tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ), đặt tên nước Văn Lang. Theo bộ sử khác viết về sự tích Âu cơ - Lạc Long Quân, thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
An Dương Vương
- 2 thg 12, 2
- 369
An Dương Vương tên thật là Thục Phán xưng vua năm 257 trước Công Nguyên, lập nên nước Âu Lạc, đóng đô ở thành Cổ Loa. Thời An Dương Vương (257 TCN - 207 TCN) là thời kỳ nối tiếp thời Hồng Bàng của 18 đời Vua Hùng.
Hai Bà Trưng (? - 43)
- 2 thg 12, 2
- 477
Hai Bà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị ở huyện Mê Linh (vùng đất từ ba Vì đến Tam Đảo, nay thuộc Hà Nội, Vĩnh Phúc) là con gái Lạc tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc tướng huyện Chu Diên (vùng Đan Phượng và Từ Liêm - Hà Nội).
Bà Triệu (226 - 248)
- 2 thg 12, 2
- 303
Bà Triệu có tên là Triệu Thị Trinh, thuở nhỏ ba mẹ đều mất sớm, là em gái của Triệu Quốc Đạt - một hào trưởng lớn ở miền núi huyện Quan yên, thuộc quận Cửu Chân (huyện Yên Định, Thanh Hóa), bà là người có sức khỏe, có chí lớn và giàu mưu chí. Năm 19 tuổi, bà đã cùng anh trai tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa.
Lý Nam Đế (503 - 548)
- 2 thg 12, 2
- 505
Lý Nam Đế là vị hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lý và khai sinh nhà nước Vạn Xuân trong lịch sử Việt Nam, ông tên thật là Lý Bí (còn gọi là Lý Bôn), quê ở Thái Bình (mạn bắc Sơn tây). Tổ tiên của ông là người Trung Quốc, vào cuối thời Tây Hán thì tránh sang ở Việt Nam (lúc đó đang là thuộc địa của Trung Quốc) để trốn nạn binh đao. Qua 7 đời, đến đời Lý Bí thì dòng họ Lý đã ở Việt Nam được hơn 5 thế kỷ.
Triệu Việt Vương (? - 571)
- 2 thg 12, 2
- 161
Triệu Việt Vương tên thật là Triệu Quang Phục, người có công kế tục Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân, và là vua Việt Nam cai trị từ năm 548 đến năm 571.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống