Sự kiện Chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất (1258 - ?)
Đầu thề kỉ thứ XIII, nước Mông Cổ thành lập. Với một lực lượng quân đội mạnh và hiếu chiến, vua Mông Cổ liên tiếp xâm lược và thống trị nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu. Quân Mông Cổ đi đến đâu cũng làm nhà cửa đổ nát, thành trì tan hoang, nhân dân bị giết hoặc bị bắt làm nô lệ. Năm 1257, để thực hiện kế hoạch "gọng kìm" tiêu diệt Nam Tống nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc, vua Mông Cổ sai tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy hơn 2 vạn quân xâm lược Đại Việt.
Chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất (1258 - ?):
Diễn biễn lịch sử:
Đầu thề kỉ thứ XIII, nước Mông Cổ thành lập. Với một lực lượng quân đội mạnh và hiếu chiến, vua Mông Cổ liên tiếp xâm lược và thống trị nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu. Quân Mông Cổ đi đến đâu cũng làm nhà cửa đổ nát, thành trì tan hoang, nhân dân bị giết hoặc bị bắt làm nô lệ. Năm 1257, để thực hiện kế hoạch "gọng kìm" tiêu diệt Nam Tống nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc, vua Mông Cổ sai tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy hơn 2 vạn quân xâm lược Đại Việt.
Tháng 1-1258, quân Mông Cổ vượt biến giới vào nước ta. Quân giặc theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ), rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy. Sau một trận đấu ác liệt, do thế giặc mạnh, vua Trần cho lui quân để bảo toàn lực lượng. Triều đình và đại quân rút về vùng Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam).
Nhân dân Thăng Long cũng rời kinh đô, tản cư về vùng nông thôn. Quân giặc vào được thành Thăng Long, một tòa thành trống rỗng, không người không của. Chúng tàn phá Thăng Long, lùng bắt, giết hại những người còn sống sót. Lương thực mang theo đã hết, quân Mông Cổ rơi vào tình thế khó khăn. Nắm được thời cơ, quân đội nhà Trần mở cuộc phản công ở Đông Bộ Đầu. Này 29-1-1258, quân Mông Cổ thua trận, phải rời khỏi Thăng Long. Cuộc khánh chiến kết thúc thắng lợi.
Tài liệu tham khảo:
Lịch sử 7, NXB giáo dục Việt Nam.
vi.wikipedia.org
vietnamdefence.com
baotanglichsu.vn
quocphong.tuvantuyensinh.vn
Nhân vật liên quan đến sự kiện này
Trần Hưng Đạo (1228 - 1300)
- 2 thg 12, 2
- 525
Trần Hưng Đạo còn được gọi là Hưng Đạo Vương, tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai An Sinh Vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột, và Công chúa Thụy Bà (chị ruột của vua Trần Thái Tông, và là cô ruột Trần Quốc Tuấn) là mẹ nuôi của ông, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh(nay thuộc tỉnh Nam Định).
Trần Thủ Độ (1194 - 1264)
- 2 thg 12, 2
- 291
Trần Thủ Độ là thái sư đầu triều nhà Trần, người có công sáng lập và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng gần 40 năm, từ 1226 đến 1264. Trần Thủ Độ sinh tại làng Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Đánh giá về Trần Thủ Độ, có nhiều luồng dư luận trái chiều, ông là người có công sáng lập nhà Trần, ý kiến khác lại cho rằng ông là người đáng chê trách khi giết hại vua nhà Lý.
Trần Thái Tông (1218 - 1277)
- 2 thg 12, 2
- 149
Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần, niên hiệu Kiến Gia thứ 8 triều Lý (tức 10 tháng 7 năm 1218), ông là con của ông Trần Thừa và bà Lê Thị Phong. Ông là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, trị vì hơn 32 năm (1225 - 1258) và làm Thái thượng hoàng 19 năm. Ông được vợ là Lý Chiêu Hoàng, nữ hoàng đầu tiên và là nhà vua cuối cùng của nhà Lý nhường ngôi. Việc ông được đưa lên làm vua nói riêng và nhà Trần thay thế nhà Lý nói chung phần lớn nhờ ở công sức của Trần Thủ Độ, Điện tiền chỉ huy sứ trong triều Lý, chú của Trần Cảnh. Bố của Trần Cảnh là Trần Thừa, cũng là một viên quan của triều Lý, ông từng làm Nội thị khán thủ, một chức quan đứng đầu các quan hầu cận của vua nhà Lý.
Lê Phụ Trần
- 5 thg 11, 2014
- 50
Là một danh tướng của triều đại nhà Trần, phục vụ trải các triều Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Sử sách không ghi chép gì về ngày, tháng, năm sinh mất của ông. Trong Đại Việt Sử ký toàn thư, những ghi chép đầu tiên về ông bắt đầu từ năm 1250 và kết thúc vào năm 1278, khi vợ ông là Chiêu Thánh công chúa mất.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống