Tiểu sử của Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320)

Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255 tại làng Phù Ủng (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) đúng vào lúc vương triều Trần đang động viên sức dân cả nước chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống giặc Nguyên - Mông lần thứ 2. Ông vừa là môn khách, vừa là con rể của Trần Quốc Tuấn. Ông cùng tuổi với Thượng tướng quân Trần Nhật Duật, hoàng tử thứ 6 của vua Trần Thái Tông, chú ruột vua Trần Nhân Tông, cũng là một danh tướng kiệt xuất của vương triều.

Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Phạm Ngũ Lão:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1255 ... ... Phạm Ngũ Lão được sinh ra
1320 65 tuổi ... Phạm Ngũ Lão mất

Thân thế và sự nghiệp của Phạm Ngũ Lão:

Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255 tại làng Phù Ủng (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) đúng vào lúc vương triều Trần đang động viên sức dân cả nước chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống giặc Nguyên - Mông lần thứ 2. Ông vừa là môn khách, vừa là con rể của Trần Quốc Tuấn. Ông cùng tuổi với Thượng tướng quân Trần Nhật Duật, hoàng tử thứ 6 của vua Trần Thái Tông, chú ruột vua Trần Nhân Tông, cũng là một danh tướng kiệt xuất của vương triều.


Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255 tại làng Phù Ủng (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) đúng vào lúc vương triều Trần đang động viên sức dân cả nước chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống giặc Nguyên - Mông lần thứ 2. Ông vừa là môn khách, vừa là con rể của Trần Quốc Tuấn. Ông cùng tuổi với Thượng tướng quân Trần Nhật Duật, hoàng tử thứ 6 của vua Trần Thái Tông, chú ruột vua Trần Nhân Tông, cũng là một danh tướng kiệt xuất của vương triều.

Chàng trai làng Phù Ủng - Đường Hào thuở nhỏ đã có chí khí khác thường, tính tình khẳng khái. Khi ở làng có người đỗ Tiến sĩ (Bùi Công Tiến) tổ chức ăn mừng, cả làng kéo đến, riêng Ngũ Lão thì không. Người mẹ hỏi con tại sao không đến, Ngũ Lão thưa với mẹ: chí làm trai phải lập công danh rạng rỡ non sông mà con chưa lập được bằng người, đi mừng người ta nhục lắm. Cũng thời gian ấy, Hưng Đạo Vương có việc quân qua vùng đất Phù Ủng. Phạm Ngũ Lão đang ngồi đan sọt ngoài đường mải nghĩ về cuốn sách Binh thư nên không biết quan quân trảy đến. Một người lính dẹp đường quát mãi, chàng trai đan sọt vẫn cứ ngồi yên. Người lính bèn dùng giáo xuyên vào đùi kẻ cản đường, vậy mà người đan sọt cứ như không. Qua đối đáp trôi chảy của chàng trai nông dân, Tướng công thầm hiểu đây sẽ là một vị lương tướng của triều đình. Ông sai lính lấy thuốc dịt vết thương rồi cho vời về triều.

Sau khi về kinh đô, Hưng Đạo Vương tiến cử Phạm Ngũ Lão lên Triều đình với chức cai quản quân Cấm vệ. Vệ sĩ biết ông là nông dân thì không phục bèn xin tâu được cùng ông thử sức. Phạm Ngũ Lão bằng lòng, nhưng trước khi vào đấu sức, ông xin về quê 3 tháng. Về quê, ngày nào Phạm Ngũ Lão cũng ra cái gò lớn ngoài đồng, đứng cách một tầm mà nhảy lên, nhảy mãi cho đến khi cái gò bị sạt mất một nửa. Hết hạn, ông trở về cấm thành, cùng các vệ sĩ so tài. Thấy ông tiến thoái như bay, tay đấm, chân đá thoăn thoắt, xem ra sức có thể địch nổi cả vài chục người. Từ đó, quân vệ sĩ bái phục ông.

Phạm Ngũ Lão là một vị tướng giỏi, có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Năm 1285, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, Ông cùng với Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội hải thuyền của quân Nguyên và chiếm thành Thăng Long. Sau đó, Phạm Ngũ Lão được lệnh mang 3 vạn quân phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp, chặn đường địch rút chạy về biên giới phía Bắc và chém chết hai phó tướng địch là Lý Quán và Lý Hằng.

Và trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba, Phạm Ngũ Lão bày trận phục kích đường rút lui của giặc Nguyên trên sông Bạch Đằng, bắt sống các tướng nhà Nguyên là Phàn Tiếp, Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi và truy kích cánh quân của Thoát Hoan trên đường bộ.

Năm 1290, vua Trần Nhân Tông giao cho Ông cai quản quân Thánh Dực, phong chức Hữu Kim ngô Đại tướng quân. Đến đời vua Trần Anh Tông, Ông được thăng tới chức Điện Súy Thượng tướng quân, tước Quan nội Hầu.

Tuy xuất thân trong hàng võ tướng nhưng ông thích đọc sách ngâm thơ; các sử giả đều khen là người "văn võ toàn tài". Chính ông đã đề xướng và thực hiện quan điểm "phụ tử chi binh" một cách có kết quả.

Phạm Ngũ Lão đã ba lần cầm quân đi trừng phạt sự quấy nhiễu của quân Ai Lao vào các năm 1294, 1297 và 1301. Hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành vào các năm 1312 và 1318, buộc vua Chiêm là Chế Chí phải xin đầu hàng.

Phạm Ngũ Lão mất năm 1320. Vua Trần Minh Tông nghỉ chầu nằm ngày để tỏ lòng thương nhớ. Đó là sự biệt đãi đối với một công thần vốn không thuộc dòng tôn thất.

Một số video về Phạm Ngũ Lão

Tài liệu tham khảo:

Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh, 1999, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Hà Nội, NXB Giáo Dục, Tr. 271.

lamhongs.wordpress.com

yeusuviet.wordpress.com

vnthoisu.bplaced.net

vi.wikipedia.org

baotanglichsu.vn

lib.agu.edu.vn

Nhân vật cùng thời kỳ với Phạm Ngũ Lão:

Trần Hưng Đạo (1228 - 1300)

  • 2 thg 12, 2
  • 525

Trần Hưng Đạo còn được gọi là Hưng Đạo Vương, tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai An Sinh Vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột, và Công chúa Thụy Bà (chị ruột của vua Trần Thái Tông, và là cô ruột Trần Quốc Tuấn) là mẹ nuôi của ông, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh(nay thuộc tỉnh Nam Định).

Trần Thủ Độ (1194 - 1264)

  • 2 thg 12, 2
  • 291

Trần Thủ Độ là thái sư đầu triều nhà Trần, người có công sáng lập và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng gần 40 năm, từ 1226 đến 1264. Trần Thủ Độ sinh tại làng Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Đánh giá về Trần Thủ Độ, có nhiều luồng dư luận trái chiều, ông là người có công sáng lập nhà Trần, ý kiến khác lại cho rằng ông là người đáng chê trách khi giết hại vua nhà Lý.

Lý Chiêu Hoàng (1218 - 1278)

  • 2 thg 12, 2
  • 198

Lý Chiêu Hoàng là vị vua thứ 9 và là cuối cùng của nhà Lý (Việt Nam) từ năm 1224 đến năm 1225, đồng thời là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam. Lý Chiêu Hoàng còn có tên là Phật Kim, sinh vào tháng 9 Mậu Dần (1218). Bà là con gái thứ hai của vua Lý Huệ Tông và Hoàng hậu Trần Thị Dung. Khi bà ra đời thì nhà Lý đã vào thời kỳ suy tàn.

Trần Thái Tông (1218 - 1277)

  • 2 thg 12, 2
  • 149

Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần, niên hiệu Kiến Gia thứ 8 triều Lý (tức 10 tháng 7 năm 1218), ông là con của ông Trần Thừa và bà Lê Thị Phong. Ông là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, trị vì hơn 32 năm (1225 - 1258) và làm Thái thượng hoàng 19 năm. Ông được vợ là Lý Chiêu Hoàng, nữ hoàng đầu tiên và là nhà vua cuối cùng của nhà Lý nhường ngôi. Việc ông được đưa lên làm vua nói riêng và nhà Trần thay thế nhà Lý nói chung phần lớn nhờ ở công sức của Trần Thủ Độ, Điện tiền chỉ huy sứ trong triều Lý, chú của Trần Cảnh. Bố của Trần Cảnh là Trần Thừa, cũng là một viên quan của triều Lý, ông từng làm Nội thị khán thủ, một chức quan đứng đầu các quan hầu cận của vua nhà Lý.

Trần Thị Dung (? - 1259)

  • 2 thg 12, 2
  • 234

Trần Thị Dung vốn có tên là Trần Thị Ngừ, là người thôn Gia Lưu, Hải Ấp (nay là Làng Lưu Xá, xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), là con gái của Trần Lý, em gái kế của Trần Thừa và Trần Tự Khánh, cô ruột của Trần Thái Tông. Bà là hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý, vợ vua Lý Huệ Tông, và là mẹ nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam, Lý Chiêu Hoàng. Sau khi Lý Huệ Tông mất, bà trở thành vợ thái sư Trần Thủ Độ nhà Trần.

Trần Quang Khải (1241 - 1294)

  • 2 thg 12, 2
  • 251

Trần Quang Khải sinh năm 1241, mất năm 1294, là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông và hoàng hậu Thuận Thiên, em ruột vua Trần Thánh Tông. Thuở nhỏ, ông đã bộc lộ tư chất thông minh, giỏi cả văn lẫn võ, được vua cha rất mực yêu quý.

Chu Văn An (1292 - 1370)

  • 2 thg 12, 2
  • 397

Chu Văn An còn được gọi là Chu An, Chu Văn Trinh, tự là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ẩn, người thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là Thanh Trì, Hà Nội). Là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch, ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông đã mời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn hái củi), dạy học, viết sách cho tới khi mất.

Mạc Đĩnh Chi (1280 - 1346)

  • 2 thg 12, 2
  • 140

Mạc Đĩnh Chi tên tự là Tiết Phu, người làng Lũng Động, huyện Chí Linh (nay thuộc xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Năm 1304, ông đỗ Trạng nguyên. Vua thấy tướng mạo xấu có ý chê, ông dâng bài phú "Ngọc tỉnh liên" (sen giếng ngọc) khiến Vua khâm phục, bổ chức Nội thư gia. Về sau ông được cháu 7 đời là Mạc Đăng Dung truy tôn là Kiến Thủy Khâm Ninh Văn Hoàng Đế.

Trần Nhật Duật (1255 - 1330)

  • 2 thg 12, 2
  • 330

Trần Nhật Duật là con thứ 6 của Trần Thái Tông, sinh tháng 4 năm ất Mão (1255) tại hoàng cung Thăng Long. Ông là người có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba, giữ gìn bờ cõi nước Đại Việt. Sử cũ truyền rằng, khi ông sinh ra, ở cánh tay có chữ Chiêu Văn đồng tử , nhà vua bèn lấy chữ đó đặt tên hiệu cho ông. Lúc lớn lên, ông rất thông minh, có tiếng là người học rộng, hiểu biết nhiều lĩnh vực tri thức. Ngoài việc thông thạo nhiều ngoại ngữ, ông còn có sự hiểu biết sâu rộng về các nước láng giềng

Trần Bình Trọng (1259 - 1285)

  • 2 thg 12, 2
  • 137

Trần Bình Trọng sinh năm 1259, là con trai của tướng Lê Trần và công chúa Chiêu Thánh. Ông là người có công lớn hộ giá bảo vệ cho hai vua Trần (Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông) trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ hai. Ông hy sinh khi chặn quân Nguyên ở bãi Thiên Mạc, được truy phong làm Bảo Nghĩa Vương.

Trần Quốc Toản (1267 - 1285)

  • 2 thg 12, 2
  • 274

Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản thuộc dòng dõi nhà vua và sinh vào năm Đinh Mão (1267). Ông là một quý tộc nhà Trần, sống ở thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông. Ông lớn lên trong không khí cả nước náo nức chuẩn bị chiến đấu chống quân Nguyên sang cướp phá và xâm lược nước ta lần thứ hai (1285 ).

Trần Thánh Tông (1240 - 1290)

  • 2 thg 12, 2
  • 344

Trần Thánh Tông tên thật là Trần Hoảng, là con trai thứ, nhưng mà là con trưởng dòng đích của vua Trần Thái Tông và bà Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng thái hậu Lý Thị. Ông sinh ngày 25 tháng Chín âm lịch năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (tức 12 tháng 10 năm 1240) và ngay lập tức được lập làm Đông cung thái tử. Ông là vị vua thứ hai của nhà Trần và là cha của vua Trần Nhân Tông, ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ 1278 đến khi qua đời. Trong thời gian làm Thái thượng hoàng, ông đã cùng với Trần Nhân Tông lãnh đạo đất nước giành chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông.

Trần Nhân Tông (1258 - 1308)

  • 2 thg 12, 2
  • 114

Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm là vị vua thứ ba của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông với Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần thị Thiều, sinh ngày 11 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ(1258). Ông lên ngôi nǎm 21 tuổi (1279). Ông làm vua 14 nǎm đến 35 tuổi thì nhường ngôi cho con là Anh Tông để làm Thượng hoàng. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.

Trần Anh Tông (1276 - 1320)

  • 2 thg 12, 2
  • 180

Trần Anh Tông tên thật là Trần Thuyên, ông là vị vua thứ tư của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Trần Thuyên là con trưởng của Nhân Tông, mẹ là Bảo Thánh hoàng hậu, sinh ngày 17 tháng 9 năm 1276, được lập ngay làm Đông cung thái tử. Ông lên ngôi ngày rằm tháng 4 năm Quý Tỵ (1293) đổi niên hiệu Hưng Long, ở ngôi 21 năm (1293 – 1314) và làm Thái thượng hoàng 6 năm.

Trần Minh Tông (1300 - 1357)

  • 2 thg 12, 2
  • 233

Trần Minh Tông tên thật là Trần Mạnh, con thứ tư của Trần Anh Tông, mẹ là Chiêu Hiền hoàng thái hậu Trần Thị, con gái của Bảo Nghĩa đại vương Trần Bình Trọng, sinh năm Canh Tý 1300. Ông lên ngôi khi mới 14 tuổi, đổi niên hiệu là Đại Khánh. Triều đại nhà Trần dưới thời ông tiếp tục duy trì sự thịnh vượng của các đời vua trước đã tạo nên.

Trần Hiến Tông (1319 - 1341)

  • 2 thg 12, 2
  • 257

Vua Trần Hiến Tông tên thật là Trần Vượng sinh ngày 17 tháng 5 năm Kỷ Mùi (1319), là vua thứ sáu nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, là con thứ của vua Trần Minh Tông, mẹ là Minh Từ Hoàng Thái phi Lê Thị. Ông lên ngôi ngày 15 tháng 2 âm lịch năm Kỷ Tị 1329, đặt niên hiệu là Khai Hựu, lấy hiệu là Hiến Tông.

Nguyễn Trung Ngạn (1289 - 1370)

  • 2 thg 12, 2
  • 170

Nguyễn Trung Ngạn tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là Ân Thi), tỉnh Hưng Yên. Nguyễn Trung Ngạn từ nhỏ đã thông minh xuất chúng, nổi tiếng thần đồng.

Bạch Liêu (1236 - 1315)

  • 29 thg 9, 2014
  • 133

Một trí thức tài hoa lỗi lạc như ông mà tài liệu về ông còn rất ít. "Ðại Việt sủ ký toàn thư" chép vắn tắt: "Tháng ba năm Thiên Long thứ chín đời Trần Thánh Tông, khoa thi lấy Kinh trạng nguyên Trần Cố, Trại trạng nguyên Bạch Liêu. Bạch Liêu là người Nghệ An, thông minh, nhớ lâu, đọc sách mười dòng một nháy mắt". Tư chất thông minh, trình độ học vấn như thế quả là xuất chúng.

Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320)

  • 8 thg 10, 2014
  • 247

Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255 tại làng Phù Ủng (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) đúng vào lúc vương triều Trần đang động viên sức dân cả nước chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống giặc Nguyên - Mông lần thứ 2. Ông vừa là môn khách, vừa là con rể của Trần Quốc Tuấn. Ông cùng tuổi với Thượng tướng quân Trần Nhật Duật, hoàng tử thứ 6 của vua Trần Thái Tông, chú ruột vua Trần Nhân Tông, cũng là một danh tướng kiệt xuất của vương triều.

Thiên Thành (? - 1288)

  • 5 thg 11, 2014
  • 91

Tức Nguyên Từ quốc mẫu của nhà Trần, họ Trần, húy có lẽ là Anh, vợ Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.

Đoàn Nhữ Hài (1280 - 1335)

  • 10 thg 11, 2014
  • 123

Đoàn Nhữ Hài người làng Hội Xuyên, huyện Trường Tân, lộ Hồng Châu (nay là huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương), là một danh thần đời nhà Trần. Ông làm quan trải ba đời vua Trần Anh Tông (1293-1214), Trần Minh Tông (1314-1329) và Trần Hiến Tông (1329-1341), là người có năng lực hoạt động về ngoại giao và nội trị, lần lượt nắm giữ các chức vụ Ngự sử trung tán, Tham tri chính sự, Hành khiển, Thiên tử chiêu dụ sứ, Kinh lược Nghệ An. Ông hy sinh trong cuộc chinh phạt Ai Lao năm 1335.

Huyền Trân (1287 - 1340)

  • 10 thg 11, 2014
  • 215

Công chúa Huyền Trân (1287 – 1340), con gái vua Trần Nhân Tông và hoàng hậu Thiên Cảm, hạ giá lấy vua nước Champa Chế Mân. Chính nhờ cuộc hôn nhân này một mặt làm cho mối quan hệ giao bang Đại Việt – Chăm pa trở nên thân thiết gây áp lực đến Trung Quốc ở phương Bắc. Mặt khác, sau cuộc hôn nhân này, lãnh thổ của Đại Việt được mở rộng về phía Nam

Trần Quốc Tảng (1252 - 1313)

  • 15 thg 2, 2015
  • 92

Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng một vị tướng và là con trai thứ ba của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và Nguyên Từ Quốc Mẫu tức công chúa Thiên Thành. Có lần khuyên cha cướp ngôi báu, Trần Quốc Tảng bị Trần Hưng Đạo rút gươm toan chém, may có Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn Nghiễn biết và vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, bấy giờ Trần Hưng Đạo mới tha

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->