Sự kiện lịch sử

Những sự kiện lịch sử của Việt Nam

Lê Lợi lên ngôi vua ở Đông đô, đặt lại quốc hiệu là Đại Việt (1428 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 152

Sau khi chiến thắng quân Minh, Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, tức vua Lê Thái Tổ, chính thức dựng lên triều Hậu Lê. Ông khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long và đổi tên Thăng Long thành Đông Đô vào năm Thuận Thiên thứ hai

Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành bộ luật Hồng Đức (1483 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 319

Dưới thời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, pháp luật đã được chú ý xây dựng. Năm 1483 vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành bộ luật mới gọi là bộ Quốc triều hình luật hay Luật Hồng Đức.

Khởi Nghĩa Trần Tuân (1511 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 157

Thời nhà Lê Sơ (thế kỉ thứ XV) là thời kì thịnh trị của nhà nước phong kiến. Tuy nhiên đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. Nội bộ triều Lê chia bè kéo cánh, triều đình rốn loạn. quan lại địa phương cậy quyền ức hiếp nhân dân. Đời sống nhân dân lâm vào cảnh khốn cùng. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, nhân dân và nhà nước phong kiến trở lên gây gắt làm bùng lên các cuộc khởi nghĩa. Một thủ lĩnh là Trần Tuân cũng tập hợp lực lượng ở vùng rừng núi Hưng Hóa, chiêu mộ được vài ngàn người, cắt đặt ngôi thứ. Năm 1511, ông cùng bộ tướng Nguyễn Nghiêm chính thức khởi binh chống triều đình tại Sơn Tây.

Khởi Nghĩa Trần Cảo (1516 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 495

Đây là phong trào nông dân khởi nghĩa đầu thế kỉ XVI chống lại triều đình nhà Lê, do Trần Cảo lãnh đạo. Tháng 4. 1516, Trần Cảo tập hợp lực lượng lập căn cứ ở chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều (Quảng Ninh) chống lại triều đình. Trần Cảo tự xưng là Đế Thích giáng sinh, mặc áo đen lấy niên hiệu là Thiên Ứng.

Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê Sơ, thành lập nhà Mạc (1527 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 330

Vào thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê Sơ ngày càng suy yếu, sự tranh chấp phe phái ngày càng diễn ra quyết liệt. Mạc Đăng Dung vốn là một võ quan nhà Lê, lợi dụng xung đột giữa các phe phái. mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm quyền hàng, cương vị như Tể tướng. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc. Ông lên làm vua từ ngày 15 tháng 6 âm lịch năm 1527 đến hết năm 1529 với niên hiệu Minh Đức. Sau đó nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh (tức Mạc Thái Tông) để lui về làm Thái thượng hoàng.

Thời kì Lê – Mạc và cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều (1543 - 1592)

  • 2 thg 12, 2
  • 559

Sau khi Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê sơ, lập lên nhà Mạc. Năm 1533 một võ quan nhà Lê tên là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa là "phù Lê diệt mạc". Sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).

Nhà Mạc sụp đổ (1592 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 369

Mạc Đăng Dung tuy giành được ngôi vua nhưng lực lượng ủng hộ nhà Lê còn rất mạnh. Năm 1529, một võ tướng cũ của nhà Lê là Nguyễn Kim không thần phục nhà Mạc, bỏ chạy vào miền núi Thanh Hoá và sang Ai Lao (Lào), tập hợp lực lượng chống nhà Mạc. Năm 1533, Kim tìm một người tên là Lê Duy Ninh là con của vua Lê Chiêu Tông đưa lên ngôi trên đất Sầm Châu (Ai Lao), tức là vua Lê Trang Tông.

Chiến tranh Trịnh-Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành hai vùng (1627 - 1672)

  • 2 thg 12, 2
  • 897

Trịnh-Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia giữa chế độ "vua Lê chúa Trịnh" ở phía Bắc sông Gianh (sử gọi là Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ 18 khi nhà Tây Sơn dẹp cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh. Nước Việt Nam bị chia cách hơn 100 năm.

Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769)

  • 2 thg 12, 2
  • 461

Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền Đàng Ngoài suy sụp. Vua Lê chỉ còn là cái bóng mờ trong cung cấm. Phủ chúa quanh năm hội hè, phung phí tiền của. Quan lại, binh lính hoành hành, đục khoét nhân dân. Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại lấn chiếm. Sản xuất nông nghiệp bị đình đốn. Hạn lụt, mất mùa liên tiếp xảy ra. Các đê sông Hồng, sông Mã nhiều năm bị vỡ. Hàng chục huyện bị ngập, nhà cửa trôi dạt. Nhà nước đánh thuế rất nặng, cuộc sống nhân dân vô cùng lầm than đã đẩy người nông dân vùng lên chống lại chính quyền. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất cũng là cuộc khởi nghĩa diễn ra trong giai đoạn này.

Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751)

  • 2 thg 12, 2
  • 440

Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (hay còn gọi là quận Hẻo) là một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài lớn vào giữa thế kỷ 18. Cuộc khởi nghĩa lấy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm căn cứ và lan ra các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_3

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->