Sự kiện Thời kì Lê – Mạc và cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều (1543 - 1592)

Sau khi Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê sơ, lập lên nhà Mạc. Năm 1533 một võ quan nhà Lê tên là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa là "phù Lê diệt mạc". Sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).

Thời kì Lê – Mạc và cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều (1543 - 1592):

Diễn biễn lịch sử:

Sau khi Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê sơ, lập lên nhà Mạc. Năm 1533 một võ quan nhà Lê tên là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa là "phù Lê diệt mạc". Sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).


Hai nhà Lê - Mạc đánh nhau liên miên, dai dẳng hơn 50 năm. Suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra bắc đều là chiến trường. Làng mạc điêu tàn, xơ xác. Mãi đến năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc chạy lên cao Bằng, chiến tranh Nam - Bắc triều mới chấm dứt.

Tài liệu tham khảo:

Lịch sử 7, NXB giáo dục Việt Nam.

vi.wikipedia.org

vi.wikipedia.org

www.lichsuvietnam.vn

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Mạc Đăng Dung (1483 - 1541)

  • 2 thg 12, 2
  • 118

Mạc Đăng Dung là người sáng lập ra nhà Mạc, kéo dài từ năm 1527 đến năm 1592, trong thời kỳ Lê-Mạc phân tranh hay thời kỳ Nam-Bắc triều của Đại Việt. Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Quý Mão - 1483, quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (Hải Dương) là cháu bảy đời của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi làm quan đến chức Nhập nội hành khiển (Tể tướng) thời Trần, bố là Mạc Hịch, mẹ là Đặng Thị Hiến.

Nguyễn Kim (1468 - 1545)

  • 2 thg 12, 2
  • 133

Nguyễn Kim quê ở Gia Miêu, Tống Sơn, Hà Trung, Thanh Hóa, là con của Trừng quốc công Nguyễn Hoàng Dụ đã từng giúp vua Lê Tương Dực khởi binh ở Thanh Hóa lật đổ Lê Uy Mục, nhân đó được phong là Thái phó Trừng quốc công.

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Thăng Long (1010 - 1831)

  • 14 thg 11, 2014
  • 196

Thăng Long là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung hưng. Năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, hay "rồng bay lên" theo nghĩa Hán Việt. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng.

Thanh Hóa

  • 14 thg 11, 2014
  • 131

Thanh Hóa là tỉnh thuốc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 140 km về phía Nam. Thanh Hoá là vùng đất có từ lâu đời, một trong những cái nôi của dân tộc Việt Nam. Ngay từ thời tiền sử vùng đất này đã có người sinh sống. Qua những công cụ thô sơ trong những xưởng chế tác đá công cụ Núi Ðọ (Thanh Hoá) cho thấy, người tiền sử đã sinh sống trên mảnh đất này từ thời đại đồ đá cũ. Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy nhiều công cụ đồ đá đẽo gọt tinh xảo ở Thiệu Dương (Thiệu Hoá), Ða Bút (Vĩnh Lộc),v.v.. Phát triển hơn nữa, nền văn hoá đồ đồng Ðông Sơn với trống đồng và các loại đồ đồng tinh xảo khác không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam, ở Ðông Nam á mà còn được cả thế giới biết đến.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->