Địa điểm Thăng Long (1010 - 1831)

Thăng Long là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung hưng. Năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, hay "rồng bay lên" theo nghĩa Hán Việt. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng.

Thăng Long (1010 - 1831):

Diễn biễn lịch sử:

Thăng Long là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung hưng. Năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, hay "rồng bay lên" theo nghĩa Hán Việt. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng.


Tài liệu tham khảo:

Sự kiện liên quan đến địa điểm này

Trận Hàm Tử (1285 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 472

Trận Hàm Tử là trận quyết chiến giữa quân nhà Trần do Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải chỉ huy và quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy trong cuộc Kháng chiến chống Nguyên năm1285. Trận Hàm Tử diễn ra trên đoạn Sông Hồng từ ngã ba Sông Luộc đến Thăng Long mà điểm quyết chiến là khu vực từ Tây Kết đến Hàm Tử, Chương Dương. Trận Hàm Tử diễn ra nhằm phá tan tuyến phòng thủ của quân Nguyên trên Sông Hồng, cắt đứt đường hội quân của Thoát Hoan (đóng ở Thăng Long - trên bờ bắc Sông Hồng) và quân Toa Đô từ Nghệ An về Thăng Long theo đường thuỷ dọc Sông Hồng.

Chiến thắng quân Nguyên lần ba (1288 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 193

Sau thất bại của hai cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt, vua Hốt Tất Liệt của triều đình nhà Nguyên hết sức căm giận, muốn tổ chức ngay cuộc chiến tranh lần thứ ba để trả thù, đồng thời cũng để đánh thông con đường bành trướng xuống Đông Nam Á. Hốt Tất Liệt đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, tập trung lực lượng tiến công Đại Việt. Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, vua Trần khẩn trương chuẩn bị đánh giặc.

Chiến Thắng Bạch Đằng năm 1288 (1288 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 879

Trận Bạch Đằng năm1288 xảy ra trên sông Bạch Đằng do Trần Hưng Đạo cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chỉ huy là một trận đánh quan trọng trong cuộc Kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba của lịch sử Việt Nam. Quân Nguyên bị thiệt hại vô cùng nặng, và nhiều tướng Nguyên trong đó có cả Ô Mã Nhi, Phạm Nhàn và Phàn Tiếp cũng bị bắt sống. Ngoài ra, có những 400 chiến thuyền của quân Nguyên rơi vào tay quân Trần. Đại thắng trên sông Bạch Đằng được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông.

Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, lập nhà Hồ (1400 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 466

Nhà Trần, sau biến cố Dương Nhật Lễ, cái chết của Trần Duệ Tông và sự cướp phá của Chiêm Thành, ngày càng suy sụp. Thời hậu kỳ nhà Trần, mọi việc chính sự do thượng hoàng Trần Nghệ Tông quyết định. Trần Nghệ Tông lại rất trọng dụng Hồ Quý Ly nên lúc về già thường uỷ thác mọi việc cho Quý Ly quyết định. Hồ Quý Ly đã thực hiện nhiều cuộc cải cách khá toàn diện để đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng khoảng. Sau khi Trần Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly được phong làm Phụ chính Thái Sư nhiếp chính, tước trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn quyền hành trong nước. Sau khi bức vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Thanh Hoá và giết hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần, tháng 2 năm Canh Thìn 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ.

Cuộc xâm lược của nhà Minh 1406-1407 (1406 - 1407)

  • 2 thg 12, 2
  • 291

Tháng 11-1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh đã huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn quân cùng với hàng chục vạn dân phu, do tướng Trương Phụ cầm đầu tiến vào nước ta.

Quân Lam Sơn giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra bắc (1425 - 1426)

  • 2 thg 12, 2
  • 316

Sau khi giải phóng Nghệ An, tháng 8-1425, các tướng Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân… được lệnh chỉ huy một lực lượng mạnh từ Nghệ An tiến vào Tân Bình (Quảng Bình, Bắc Quảng Trị) và Thuận Hóa (Thừa Thiên - Huế). Nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự của quân giặc, giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.

Trận Tốt Động – Chúc Động (1426 - 1426)

  • 2 thg 12, 2
  • 402

Trận Tốt Động – Chúc Động là trận đánh vào cuối năm năm1426, giữa nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy với quân nhà Minh đóng ở Đông Quan (tức là Thăng Long, Hà Nội). Đây là một trong những điển hình rực rỡ về quyết tâm tiêu diệt địch, về tinh thần chiến đấu dũng cảm và nghệ thuật quân sự tuyệt vời của nghĩa quân Lam Sơn. Trận này được nhắc đến trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi: Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm; Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.

Trận Chi Lăng – Xương Giang (1427 - 1427)

  • 2 thg 12, 2
  • 402

Trận Chi Lăng – Xương Giang là một loạt trận đánh nhằm tiêu diệt quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn trên địa bàn từ Chi Lăng đến Xương Giang (113 km), kết thúc cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh.

Lê Lợi lên ngôi vua ở Đông đô, đặt lại quốc hiệu là Đại Việt (1428 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 152

Sau khi chiến thắng quân Minh, Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, tức vua Lê Thái Tổ, chính thức dựng lên triều Hậu Lê. Ông khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long và đổi tên Thăng Long thành Đông Đô vào năm Thuận Thiên thứ hai

Khởi Nghĩa Trần Cảo (1516 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 495

Đây là phong trào nông dân khởi nghĩa đầu thế kỉ XVI chống lại triều đình nhà Lê, do Trần Cảo lãnh đạo. Tháng 4. 1516, Trần Cảo tập hợp lực lượng lập căn cứ ở chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều (Quảng Ninh) chống lại triều đình. Trần Cảo tự xưng là Đế Thích giáng sinh, mặc áo đen lấy niên hiệu là Thiên Ứng.

Thời kì Lê – Mạc và cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều (1543 - 1592)

  • 2 thg 12, 2
  • 559

Sau khi Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê sơ, lập lên nhà Mạc. Năm 1533 một võ quan nhà Lê tên là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa là "phù Lê diệt mạc". Sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).

Nhà Mạc sụp đổ (1592 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 369

Mạc Đăng Dung tuy giành được ngôi vua nhưng lực lượng ủng hộ nhà Lê còn rất mạnh. Năm 1529, một võ tướng cũ của nhà Lê là Nguyễn Kim không thần phục nhà Mạc, bỏ chạy vào miền núi Thanh Hoá và sang Ai Lao (Lào), tập hợp lực lượng chống nhà Mạc. Năm 1533, Kim tìm một người tên là Lê Duy Ninh là con của vua Lê Chiêu Tông đưa lên ngôi trên đất Sầm Châu (Ai Lao), tức là vua Lê Trang Tông.

Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1471 - 1751)

  • 2 thg 12, 2
  • 330

Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu là một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài lớn vào giữa thế kỷ 18. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh), uy hiếp kinh thành Thăng Long rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An.

Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh (1786 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 1169

Sau khi đánh tan 5 vạn quân xâm lược Xiêm và đuổi Nguyễn Ánh khỏi đất Gia Định, Nguyễn Huệ được Nguyễn Nhạc giao nhiệm vụ chỉ huy quân Tây Sơn tiến đánh quân Trịnh ở Phú Xuân.

Quân Thanh xâm lược nước ta (1788 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 309

Sau khi Nguyễn Huệ lật đổ chính quyền họ Trịnh và rút quân về Nam, tình hình Bắc Hà rối loạn. Vua Lê Chiêu Thống bất tài, dựa vào Nguyễn Hữu Chỉnh để đánh dẹp những cuộc nổi loạn của con cháu họ Trịnh, sau đó bị Chỉnh thao túng triều đình. Năm 1787, Nguyễn Huệ cử tướng Vũ Văn Nhậm ra diệt Chỉnh. Vũ Văn Nhậm lại kiêu căng và có mưu đồ riêng. Để ổn định tình hình Bắc Hà, tháng 5/1787, Nguyễn Huệ đích thân đem quân ra Bắc, vào thẳng dinh Bắc Trấn, trị tội Vũ Văn Nhậm.

Vua Quang Trung đại phá quân Thanh (1789 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 568

Năm 1787 vua Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh. Năm 1788, 29 quân Thanh ồ ạt tiến vào miền bắc nước ta. Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Quang Trung lập tức tiến quân ra Bắc

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->