Sự kiện Chiến thắng quân Nguyên lần ba (1288 - ?)

Sau thất bại của hai cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt, vua Hốt Tất Liệt của triều đình nhà Nguyên hết sức căm giận, muốn tổ chức ngay cuộc chiến tranh lần thứ ba để trả thù, đồng thời cũng để đánh thông con đường bành trướng xuống Đông Nam Á. Hốt Tất Liệt đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, tập trung lực lượng tiến công Đại Việt. Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, vua Trần khẩn trương chuẩn bị đánh giặc.

Chiến thắng quân Nguyên lần ba (1288 - ?):

Diễn biễn lịch sử:

Sau thất bại của hai cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt, vua Hốt Tất Liệt của triều đình nhà Nguyên hết sức căm giận, muốn tổ chức ngay cuộc chiến tranh lần thứ ba để trả thù, đồng thời cũng để đánh thông con đường bành trướng xuống Đông Nam Á. Hốt Tất Liệt đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, tập trung lực lượng tiến công Đại Việt. Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, vua Trần khẩn trương chuẩn bị đánh giặc.


Cuối tháng 12 năm 1287, khoảng 50 vạn quân Nguyên chia làm ba đạo từ ba hướng ổ ạt tiến vào nước ta. Đạo quân Thoát Hoan từ Quảng Tây tiến theo đường Lạng Sơn- Vạn Kiếp- Thăng Long. Đạo do A Lỗ chỉ huy từ Vân Nam tiến dọc theo sông Hồng. Đạo thủy quân do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy, cùng đoàn thuyền lương Trương Văn Hổ từ Khâm Châu tiến vào vùng biển Đông Bắc, ngược sông Bạch Đằng.

Đối với đoàn thuyền Lương của Trương Văn Hổ, Trần Khánh Dư bố trí trận phục kích từ nhiều phía đổ ra đánh giữ dội tại Vân Đồn, nhiều thuyền bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.

Chờ lâu không thấy đoàn thuyền lương đến, Thoát Hoan cho quân tiến vào Thăng Long vào cuối tháng 1-1288. Quân giặc đối diện với Thăng Long hoang vắng vì nhân dân kinh thành đã thực hiện kế "vườn không nhà trống" của triều đình, chúng điên cuồn cướp phá, nhưng đi đến đâu cũng bị nhân dân chống trả quyết liệt. Quân xâm lược Nguyên lại rơi vào tình trạng đói khác kéo dài.

Được tin chiến thắng ở Vân Đồn, tiêu diệt đoàn quân lương thực của Trương Văn Hổ và những khó khăn của giặc sau đó là thời cơ để quân Trần tổ chức phản công tiêu diệt quân xâm lược trên phòng tuyến sông Bạch Đằng. Đội quân của Ô Mã Nhi chỉ huy rút theo sông Bạch Đằng đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Ô Mã Nhi bị quân ta bắt sống.

Cùng thời gian đó, đội quân do Thoát Hoan chỉ huy rút chạy theo hướng Lạng Sơn, bị quân ta phục kích đánh tan. Thoát Hoan may mắn chạy thoát được về nước. Quân dân nhà Trần đã đánh bại hoàn toàn đội quân xâm lược hùng hậu của nhà Nguyên lần 3.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Trần Hưng Đạo (1228 - 1300)

  • 2 thg 12, 2
  • 525

Trần Hưng Đạo còn được gọi là Hưng Đạo Vương, tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai An Sinh Vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột, và Công chúa Thụy Bà (chị ruột của vua Trần Thái Tông, và là cô ruột Trần Quốc Tuấn) là mẹ nuôi của ông, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh(nay thuộc tỉnh Nam Định).

Trần Khánh Dư (? - 1340)

  • 2 thg 12, 2
  • 106

Trần Khánh Dư quê ở Chí Linh, Hải Dương, là võ tướng thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Được thừa hưởng tước hầu từ người cha Thượng tướng Nhân Huệ Hầu Trần Phó Duyệt. Sau này khi được vua Trần Thánh Tông nhận làm con nuôi ông được hưởng tước Nhân Huệ Vương. Ông nổi tiếng về tài cầm quân và đã góp công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nhà nước Đại Việt.

Trương Hán Siêu (? - 1354)

  • 2 thg 12, 2
  • 171

Ông là người đề xuất kế hoạch vườn không nhà trống đã được Trần Hưng Đạo áp dụng mà nhờ đó giúp dân Đại Việt chống trả thành công cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông.

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Thăng Long (1010 - 1831)

  • 14 thg 11, 2014
  • 196

Thăng Long là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung hưng. Năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, hay "rồng bay lên" theo nghĩa Hán Việt. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng.

Vân Đồn

  • 2 thg 12, 2
  • 128

Vân Đồn là một huyện đảo của tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Nơi đây diễn ra trận Vân Đồn năm 1288 gắn liền với tên tuổi của danh tướng Trần Khánh Dư đánh tan đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của trận Bạch Đằng năm 1288.

Sông Bạch Đằng

  • 9 thg 11, 2014
  • 138

Sông Bạch Đằng, còn gọi là Bạch Đằng Giang, hiệu là sông Vân Cừ, là một con sông chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long, cửa Lục khoảng 40 km. Nó nằm trong hệ thống sông Thái Bình, có vị trí quan trọng và mang dấu ấn sâu đậm trong suốt chiều dài lịch sử, văn hoá ngàn năm. Sông Bạch Đằng nổi tiếng với 3 chiến công của dân tộc Việt Nam: Trận thủy chiến của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938 đánh thắng quân xâm lược Nam Hán, trận thủy chiến sông Bạch Đằng của Hoàng đế Lê Đại Hành năm 981 đập tan quân Tống và trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 1288 do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy đánh tan quân xâm lược Nguyên.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_0

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->