Địa điểm Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh thuốc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 140 km về phía Nam. Thanh Hoá là vùng đất có từ lâu đời, một trong những cái nôi của dân tộc Việt Nam. Ngay từ thời tiền sử vùng đất này đã có người sinh sống. Qua những công cụ thô sơ trong những xưởng chế tác đá công cụ Núi Ðọ (Thanh Hoá) cho thấy, người tiền sử đã sinh sống trên mảnh đất này từ thời đại đồ đá cũ. Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy nhiều công cụ đồ đá đẽo gọt tinh xảo ở Thiệu Dương (Thiệu Hoá), Ða Bút (Vĩnh Lộc),v.v.. Phát triển hơn nữa, nền văn hoá đồ đồng Ðông Sơn với trống đồng và các loại đồ đồng tinh xảo khác không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam, ở Ðông Nam á mà còn được cả thế giới biết đến.
Thanh Hóa:
Diễn biễn lịch sử:
Thanh Hóa là tỉnh thuốc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 140 km về phía Nam. Thanh Hoá là vùng đất có từ lâu đời, một trong những cái nôi của dân tộc Việt Nam. Ngay từ thời tiền sử vùng đất này đã có người sinh sống. Qua những công cụ thô sơ trong những xưởng chế tác đá công cụ Núi Ðọ (Thanh Hoá) cho thấy, người tiền sử đã sinh sống trên mảnh đất này từ thời đại đồ đá cũ. Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy nhiều công cụ đồ đá đẽo gọt tinh xảo ở Thiệu Dương (Thiệu Hoá), Ða Bút (Vĩnh Lộc),v.v.. Phát triển hơn nữa, nền văn hoá đồ đồng Ðông Sơn với trống đồng và các loại đồ đồng tinh xảo khác không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam, ở Ðông Nam á mà còn được cả thế giới biết đến.
Thanh Hóa trải qua nhiều lần đổi tên và cũng có nhiều tên gọi khác nhau như đạo Ái Châu vào thời Nhà Đinh và Tiền Lê, năm 1397, Trần Thuận Tông đổi làm trấn Thanh Đô....Cho đến sau khi nhà Nguyễn lên nắm quyền, vào năm Gia Long thứ nhất (1802), đổi gọi là trấn Thanh Hóa. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), đổi trấn thành tỉnh, bắt đầu gọi là tỉnh Thanh Hoa (Hoa: tinh hoa). Đến năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), lại đổi thành tỉnh Thanh Hóa. Tên gọi Thanh Hóa không đổi từ đó cho tới ngày nay.
Tài liệu tham khảo:
vi.wikipedia.org
svhttdl.thanhhoa.gov.vn
www.nguyenthaihocfoundation.org
vi.wikipedia.org
svhttdl.thanhhoa.gov.vn
Sự kiện liên quan đến địa điểm này
Khởi nghĩa Bà Triệu (248 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 263
Khi nhà Ngô xâm lược đất nước, chế độ áp bức và bóc lột của nhà Ngô trên nước ta vô cùng tàn bạo. Khi được vua Ngô cử sang làm thứ sử nước ta, Chu Phù và bọn tay chân của hắn ngang ngược hoành hành, thẳng tay cướp bóc tài sản của nhân dân Việt Nam. Nhân dân ta bị cưỡng bức phải đi kiếm các thứ như hương thơm, hạt trai, ngọc lưu ly, đồi mồi, ngà voi nộp cho vua Ngô. Mùa nào thức ấy, nhân dân ta còn phải nộp các thứ quả lạ như chuối tiêu, dứa, nhãn… để cung đốn cho bọn quan lại nhà Ngô. Không cam chịu áp bức bóc lột, dân ta đã nổi lên ở nhiều nơi. Giữa thế kỉ III, ở quận Cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa của bà Triệu. Năm 19 tuồi bà đã cùng anh trai Triệu Quốc Đạt một hào trưởng lớn ở miền núi Quan yên, thuộc quận Cửu Chân (Yên Định, Thanh Hóa) tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa.
Cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409 - 1414)
- 2 thg 12, 2
- 422
Sau khi cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại, tiếp theo là cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi bị tan rã, hai tướng Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân bi Trần Ngỗi giết chết, con trai của Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An, đưa Trần Quý Khoáng (con của Trang Định vương Trần Ngạc, cháu nội vua Trần Nghệ Tông) lên ngôi vua, lấy hiệu là Trùng Quang đế và phát động khởi nghĩa.
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
- 2 thg 12, 2
- 661
Sau khi nhà Minh tiêu diệt nhà Hồ, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi như cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi, cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng. Tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa này lần lượt thất bại. Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Lê Lợi một hào trưởng vùng Lam Sơn (Thanh Hóa) đã dốc hết tài sản dể chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa. Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước tìm về càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi. Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2-1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
Quân Lam Sơn giải phóng Nghệ An (1424 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 169
Năm 1416, Lê Lợi và các cộng sự mở Hội thề Lũng Nhai, bắt đầu khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Ban đầu nghĩa quân lập chiến khu ở vùng núi Lam Sơn (Thanh Hóa) nhưng lực lượng mỏng lại bị quân Minh trấn áp quyết liệt, nên phải rút về lập chiến khu mới ở vùng núi Chí Linh. Tại Chí Linh, quân Việt tiếp tục gặp phải khó khăn về lương thực và lực lượng, bị quân Minh tấn công dữ dội. Sau thời gian tạm hòa, cuối năm 1424 quân Minh tiến công nghĩa quân. Trước tình hình này, Nguyễn chích đề nghị tạm rời Chí Linh (Thanh Hóa) để chuyển quân về Nghệ An là nơi đất rộng, người đông và cũng rất hiểm yếu, dựa vào đó có thể quay ra đánh lấy Đông Đô
Khởi Nghĩa Trần Cảo (1516 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 495
Đây là phong trào nông dân khởi nghĩa đầu thế kỉ XVI chống lại triều đình nhà Lê, do Trần Cảo lãnh đạo. Tháng 4. 1516, Trần Cảo tập hợp lực lượng lập căn cứ ở chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều (Quảng Ninh) chống lại triều đình. Trần Cảo tự xưng là Đế Thích giáng sinh, mặc áo đen lấy niên hiệu là Thiên Ứng.
Thời kì Lê – Mạc và cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều (1543 - 1592)
- 2 thg 12, 2
- 559
Sau khi Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê sơ, lập lên nhà Mạc. Năm 1533 một võ quan nhà Lê tên là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa là "phù Lê diệt mạc". Sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).
Nhà Mạc sụp đổ (1592 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 369
Mạc Đăng Dung tuy giành được ngôi vua nhưng lực lượng ủng hộ nhà Lê còn rất mạnh. Năm 1529, một võ tướng cũ của nhà Lê là Nguyễn Kim không thần phục nhà Mạc, bỏ chạy vào miền núi Thanh Hoá và sang Ai Lao (Lào), tập hợp lực lượng chống nhà Mạc. Năm 1533, Kim tìm một người tên là Lê Duy Ninh là con của vua Lê Chiêu Tông đưa lên ngôi trên đất Sầm Châu (Ai Lao), tức là vua Lê Trang Tông.
Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1471 - 1751)
- 2 thg 12, 2
- 330
Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu là một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài lớn vào giữa thế kỷ 18. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh), uy hiếp kinh thành Thăng Long rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An.
Khoảng 6000 năm trước: Phát hiện di chỉ Đa Bút – Quỳnh Văn (-6000 - ?)
- 1 thg 11, 2014
- 198
Tại đồi vỏ hến Đa Bút (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) đã tìm được nhiều chiếc rìu làm bằng đá cuội, chỉ mài ở lưỡi và khá nhiều mảnh gốm còn thô vụng, độ nung thấp. Đồ gốm ở đây đã phát triển hơn đồ gốm trong văn hóa Bắc Sơn. Chủ nhân di chỉ Đa Bút là những người săn bắt, đánh cá và cũng đã biết đến thuần dưỡng súc vật như bò, chó… Khảo cổ học xếp di chỉ này vào giai đoạn “đá mới cuối Bắc Sơn”.
Khoảng 2820 năm trước: Có văn hóa Đông Sơn Đồ đồng phát triển rực rỡ (-2820 - ?)
- 1 thg 11, 2014
- 145
Văn hoá Đông Sơn là nền văn hoá tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, phản ánh một thời kỳ phát triển văn hoá rực rỡ mà chủ nhân của nó là những người Việt cổ. Nói đến Văn hoá Đông Sơn là nói đến trống đồng, nó gần như là tuyệt đỉnh của nghệ thuật đúc đồng với kỹ thuật phát triển đạt tới đỉnh cao của thế giới cổ đại mà cho đến nay khiến cả thế giới phải khâm phục. Văn hoá Đông Sơn thời các Vua Hùng được khởi dựng vùng châu thổ, trung du nhiều sông ngòi, có nghề trồng lúa nước sớm phát triển, một ngành luyệnh kim đạt tới đỉnh cao.
Nhân vật liên quan đến địa điểm này
Đào Duy Anh (1904 - 1988)
- 2 thg 12, 2
- 115
Đào Duy Anh là nhà sử học, địa lý, từ điển học, ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Ông được xem là người mở đầu cho nhiều ngành khoa học xã hội Việt Nam. Đào Duy Anh sinh ngày 25 tháng 4, 1904 tại Thanh Hóa, tuy nhiên dòng họ của ông vốn gốc ở làng Khúc Thủy, tổng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay là huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội)
Tôn Thất Tùng (1912 - 1982)
- 24 thg 10, 2014
- 55
Giáo sư Tôn Thất Tùng sinh ngày 10-5-1912 tại Thanh Hóa và lớn lên ở Huế - một miền đất có truyền thống hiếu học. Tận mắt chứng kiến cảnh yếu hèn của vua quan ở Huế, người thanh niên trẻ Tôn Thất Tùng không theo nghiệp học làm quan mà quyết định ra Hà Nội học ở trường Bưởi.
Trịnh Cương (1686 - 1729)
- 8 thg 11, 2014
- 87
An Đô Vương Trịnh Cương là vị chúa Trịnh thứ 6 thời Lê Trung Hưng, cầm quyền từ tháng 5 năm 1709 đến tháng 10 năm 1729. Ông người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá. Ông là chúa Trịnh duy nhất có cuộc đời và sự nghiệp trong thời thái bình thịnh trị không hề có nạn binh đao.
Đinh Lễ (? - 1427)
- 9 thg 11, 2014
- 51
Đinh Lễ là công thần khai quốc nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam, người Lam Sơn, Thọ Xuân, Thanh Hoá, Việt Nam. Danh tướng Đinh Lễ là cháu gọi Vua Lê Thái Tổ bằng cậu . Vì vua Lê là con út và vì Đinh Lễ , Đinh Liệt (em Đinh Lễ) có dự hội thề Lũng Nhai năm 1416, nên ta có thể đoán rằng Đinh Lễ chỉ kém vua Lê khoảng 10 tuổi. Tức là, năm đó Đinh Lễ khoảng 22 tuổi, Đinh Liệt khoảng 19 tuổi; còn ông Lê Khôi khoảng 17 tuổi, còn trẻ, không dự hội thề (?). Hai năm sau, Vua Lê Thái Tổ khởi nghĩa, ông Lê Khôi vừa trưởng thành, vừa kịp theo Thái Tổ lập công vì nước. Tính tuổi của ông Đinh Lễ cũng là một yếu tố để phân biệt với ông Lê Lễ. Khi Vua Lê Thái Tổ khởi nghĩa, nhà vua có 4 viên cận tướng cũng là 4 người cháu của vua: Lê Thạch, Lê Khôi ( hai vị này gọi vua bằng chú), Đinh Lễ, Đinh Liệt (gọi vua bằng cậu).
Đinh Liệt (? - 1471)
- 9 thg 11, 2014
- 116
Đinh Liệt người Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, em ruột của danh tướng Đinh Lễ, cháu gọi vua Lê Thái Tổ bằng cậu. Gia phả họ Đinh Danh ở Thái Bình nói rằng Đinh Liệt là dòng dõi của Nam Việt vương Đinh Liễn - con vua Đinh Tiên Hoàng.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống