Sự kiện Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

Sau khi nhà Minh tiêu diệt nhà Hồ, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi như cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi, cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng. Tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa này lần lượt thất bại. Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Lê Lợi một hào trưởng vùng Lam Sơn (Thanh Hóa) đã dốc hết tài sản dể chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa. Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước tìm về càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi. Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2-1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.

Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427):

Diễn biễn lịch sử:

Sau khi nhà Minh tiêu diệt nhà Hồ, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi như cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi, cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng. Tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa này lần lượt thất bại. Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Lê Lợi một hào trưởng vùng Lam Sơn (Thanh Hóa) đã dốc hết tài sản dể chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa. Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước tìm về càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi. Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2-1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.


Những ngày đầu khởi nghĩa, lực lượng còn yếu, nghĩa quân Lam Sơn gặp nhiều khó khăn, nguy nan. Trước sự tấn công của của quân Minh, nghĩa quân phải 3 lần rút lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hóa) và phải liên tiếp chống lại sự truy quét của giặc, nhiều tấm gương chiến đấu đã hy sinh tiêu biểu là Lê Lai. Do không thể chống đỡ nổi quân địch, mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa và được quân Minh chấp nhận. Cuối năm 1424, do không thể mua chuộc được lê Lợi, quân Minh trở mặt tấn công nghĩa quân.

Sau các công cuộc giải phóng Nghệ An năm 1424, giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa năm 1425, nghĩa quân đã tiến ra bắc để mở rộng phạm vi hoạt động và tiến đến các chiến thắng lẫy lừng Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, đất nước được giải phóng hoàn toàn, Nguyễn Trãi viết bài Bình Ngô đại cáo là một bản hùng ca tổng kết hết sức tài tình cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gắn liền với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của các anh hùng Lê Lợi, Nguyễn Trãi kết hợp với lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, ý chí bất khuất của toàn dân.

Một số video về Khởi nghĩa Lam Sơn

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

  • 2 thg 12, 2
  • 172

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương) sau rời về làng Ngọc Ổi (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quí tộc. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh năm 1400 và từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi đất nước bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo và trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh.

Lê Lai (? - 1418)

  • 2 thg 12, 2
  • 131

Lê Lai là một tướng lĩnh của quân khởi nghĩa Lam Sơn, người đã hy sinh thân mình cứu chủ tướng Lê Lợi thoát khỏi vòng vây của quân Minh. Lê Lai người gốc Mường, thôn Dựng Tú, huyện Lương Giang (Thanh Hoá), là con của Lê Kiều, nối đời làm chức phụ đạo trong vùng.

Lê Thái Tổ (1385 - 1433)

  • 2 thg 12, 2
  • 124

Lê Thái Tổ tên húy là Lê Lợi, là người khởi xướng khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh trở thành vị Hoàng đế đầu tiên của triều Hậu Lê. Lê Lợi là con của Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Ngọc Thương. Ông sinh vào giờ tý ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu, tức ngày 10 tháng 9 năm 1385 tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Nghệ An

  • 14 thg 11, 2014
  • 104

Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, trung tâm hành chính của Nghệ An là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam. Thời Bắc thuộc, Nghệ An và Hà Tĩnh cùng có tên là Hoan Châu, đến đời nhà Lý, Trần đổi thành Nghệ An châu, có tên là xứ Nghệ vào năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông, rồi trấn Nghệ An. Năm 1831, vua Minh Mệnh chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh . Năm 1976 đến 1991, Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập thành một tỉnh Nghệ Tĩnh. Từ năm 1991, lại tách ra thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh.

Thanh Hóa

  • 14 thg 11, 2014
  • 131

Thanh Hóa là tỉnh thuốc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 140 km về phía Nam. Thanh Hoá là vùng đất có từ lâu đời, một trong những cái nôi của dân tộc Việt Nam. Ngay từ thời tiền sử vùng đất này đã có người sinh sống. Qua những công cụ thô sơ trong những xưởng chế tác đá công cụ Núi Ðọ (Thanh Hoá) cho thấy, người tiền sử đã sinh sống trên mảnh đất này từ thời đại đồ đá cũ. Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy nhiều công cụ đồ đá đẽo gọt tinh xảo ở Thiệu Dương (Thiệu Hoá), Ða Bút (Vĩnh Lộc),v.v.. Phát triển hơn nữa, nền văn hoá đồ đồng Ðông Sơn với trống đồng và các loại đồ đồng tinh xảo khác không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam, ở Ðông Nam á mà còn được cả thế giới biết đến.

Thuận Hóa

  • 2 thg 12, 2
  • 84

Thuận Hóa là địa danh hành chính cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Đây nguyên là đất các châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh, Châu Ô, Châu Ri (hay Lý) của Chiêm Thành.

Núi Chí Linh

  • 2 thg 12, 2
  • 54

Chí Linh (hay Linh Sơn) là một ngọn núi thuộc huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. Chí Linh là một ngọn núi cao, hiểm yếu bậc nhất ở thượng du sông Chu (nay thuộc xã Giao An, giữa Lang Chánh và Thường Xuân).

Ải Chi Lăng

  • 9 thg 11, 2014
  • 178

Ải Chi Lăng thuộc xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) nằm trên đường 1A Hà Nội - Lạng Sơn, cách Hà Nội chừng 110km và cách biên giới Việt - Trung 60km. Ải Chi Lăng là một thung lũng hẹp hình bầu dục, xung quanh bốn bề núi cao, có sông Thương chảy qua và nhiều núi lô nhô giữa lòng thung lũng hẹp. Ải Chi Lăng có 2 cửa: cửa phía Bắc gọi là Quỷ môn quan tức là cửa ải con quỷ vì bọn giặc phương Bắc tràn sang nước ta thường qua cửa này. Cửa phía Nam gọi là Ngõ Thề vì ông cha ta x­a kia đã thề xả thân giết giặc cứu nước, không cho chúng lọt qua cửa ải này.

Tốt Động

  • 2 thg 12, 2
  • 82

Tốt Động còn gọi là Tụy Động, là một xã nằm ở trung tâm huyện Chương Mỹ, Hà Nội, Việt Nam. Tốt Động là nơi diễn ra trận Tốt Động-Chúc Động chống quân nhà Minh tháng 11 năm 1426, chiến thắng có tính quyết định đến thắng lợi toàn cục của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_5

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->