Địa điểm Ải Chi Lăng
Ải Chi Lăng thuộc xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) nằm trên đường 1A Hà Nội - Lạng Sơn, cách Hà Nội chừng 110km và cách biên giới Việt - Trung 60km. Ải Chi Lăng là một thung lũng hẹp hình bầu dục, xung quanh bốn bề núi cao, có sông Thương chảy qua và nhiều núi lô nhô giữa lòng thung lũng hẹp. Ải Chi Lăng có 2 cửa: cửa phía Bắc gọi là Quỷ môn quan tức là cửa ải con quỷ vì bọn giặc phương Bắc tràn sang nước ta thường qua cửa này. Cửa phía Nam gọi là Ngõ Thề vì ông cha ta xa kia đã thề xả thân giết giặc cứu nước, không cho chúng lọt qua cửa ải này.
Ải Chi Lăng:
Diễn biễn lịch sử:
Ải Chi Lăng thuộc xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) nằm trên đường 1A Hà Nội - Lạng Sơn, cách Hà Nội chừng 110km và cách biên giới Việt - Trung 60km. Ải Chi Lăng là một thung lũng hẹp hình bầu dục, xung quanh bốn bề núi cao, có sông Thương chảy qua và nhiều núi lô nhô giữa lòng thung lũng hẹp. Ải Chi Lăng có 2 cửa: cửa phía Bắc gọi là Quỷ môn quan tức là cửa ải con quỷ vì bọn giặc phương Bắc tràn sang nước ta thường qua cửa này. Cửa phía Nam gọi là Ngõ Thề vì ông cha ta xa kia đã thề xả thân giết giặc cứu nước, không cho chúng lọt qua cửa ải này.
Tại Ải Chi Lăng này, năm 981 Lê Hoàn đã phá quân Tống giết chết bọn tướng cầm đầu. Năm 1076, phò mã Thân Cảnh Phúc đã chặn đánh 30 vạn quân Tống do tướng Quách Quỳ cầm đầu. Năm 1285, Nguyễn Địa Lê đã giết chết tên việt gian Trần Kiệm trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai. Năm 1427 của nghĩa quân Lam Sơn chém Liễu Thăng, tóm cổ Hoàng Phúc, giết 10 vạn quân Minh, đập tan ý đồ xâm lược của chúng.
Ngày nay Ải Chi Lăng là một di tích lịch sử có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ nên du khách qua đây ai cũng phải dừng chân.
Một số video về Ải Chi Lăng
Tài liệu tham khảo:
Sự kiện liên quan đến địa điểm này
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
- 2 thg 12, 2
- 661
Sau khi nhà Minh tiêu diệt nhà Hồ, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi như cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi, cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng. Tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa này lần lượt thất bại. Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Lê Lợi một hào trưởng vùng Lam Sơn (Thanh Hóa) đã dốc hết tài sản dể chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa. Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước tìm về càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi. Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2-1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
Trận Chi Lăng – Xương Giang (1427 - 1427)
- 2 thg 12, 2
- 402
Trận Chi Lăng – Xương Giang là một loạt trận đánh nhằm tiêu diệt quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn trên địa bàn từ Chi Lăng đến Xương Giang (113 km), kết thúc cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh.
Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 (1979 - ?)
- 9 thg 3, 2015
- 91
Chiến tranh biên giới 1979, hay thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước. Chiến tranh biên giới Việt - Trung bắt nguồn từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc tuyên bố hoàn thành rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống