Sự kiện lịch sử
Những sự kiện lịch sử của Việt Nam
Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1471 - 1751)
- 2 thg 12, 2
- 330
Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu là một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài lớn vào giữa thế kỷ 18. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh), uy hiếp kinh thành Thăng Long rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An.
Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ (1771 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 1010
Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước diễn ra phổ biến. Số quan lại ngày càng tăng, nhất là quan thu thuế. Quan lại, hào cường kết thành bè cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ. Nỗi bất bình oán hận của các tầng lớp xã hội với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao. Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai) lập căn cứ, dụng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn.
Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1777 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 802
Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn Thượng Đạo (thuộc huyện An Khê, Gia Lai) tập hợp lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa. Mùa thu năm 1773, nghĩa quân đã kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn. Chỉ trong vòng một năm (đến giữa năm 1774), nghĩa quân kiểm soát một vùng rộng lớn từ Quảng Nam ở phía bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.
Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 883
Trận Rạch Gầm-Xoài Mút là một trận chiến lớn trên sông diễn ra vào đêm 19 rạng 20 tháng 1 năm 1785 giữa liên quân Xiêm-Nguyễn và quân Tây Sơn tại khúc sông Rạch Gầm-Xoài Mút, khi đó thuộc dinh Trấn Định, xứ Đàng Trong; nay thuộc Tiền Giang, Việt Nam. Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta.
Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh (1786 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 1169
Sau khi đánh tan 5 vạn quân xâm lược Xiêm và đuổi Nguyễn Ánh khỏi đất Gia Định, Nguyễn Huệ được Nguyễn Nhạc giao nhiệm vụ chỉ huy quân Tây Sơn tiến đánh quân Trịnh ở Phú Xuân.
Quân Thanh xâm lược nước ta (1788 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 309
Sau khi Nguyễn Huệ lật đổ chính quyền họ Trịnh và rút quân về Nam, tình hình Bắc Hà rối loạn. Vua Lê Chiêu Thống bất tài, dựa vào Nguyễn Hữu Chỉnh để đánh dẹp những cuộc nổi loạn của con cháu họ Trịnh, sau đó bị Chỉnh thao túng triều đình. Năm 1787, Nguyễn Huệ cử tướng Vũ Văn Nhậm ra diệt Chỉnh. Vũ Văn Nhậm lại kiêu căng và có mưu đồ riêng. Để ổn định tình hình Bắc Hà, tháng 5/1787, Nguyễn Huệ đích thân đem quân ra Bắc, vào thẳng dinh Bắc Trấn, trị tội Vũ Văn Nhậm.
Vua Quang Trung đại phá quân Thanh (1789 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 568
Năm 1787 vua Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh. Năm 1788, 29 quân Thanh ồ ạt tiến vào miền bắc nước ta. Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Quang Trung lập tức tiến quân ra Bắc
Quang Trung đột ngột qua đời (1792 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 212
Sau khi tiêu diệt chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh và đập tan 29 vạn quân Thanh. Vua Quang Trung đã thực hiện nhiều cuộc cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội và lên kế hoạch nam tiến. Tuy nhiên ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (16 tháng 9 năm 1792), vào khoảng 11-12 giờ đêm, Quang Trung Nguyễn Huệ qua đời, ở ngôi được 4 năm, hưởng thọ 40 tuổi, miếu hiệu là Thái Tổ Vũ hoàng đế
Nguyễn Ánh lên ngôi, triều đình nhà Nguyễn thành lập (1802 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 467
Năm 1775, lợi dụng sự suy sụp của triều đình chúa Nguyễn do cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, quân Trịnh vào chiếm Phú Xuân khiến Nguyễn Phúc Ánh phải trốn vào Nam. Từ đó ông bôn tẩu gian nan, tìm đủ mọi cách chiêu tập lực lượng để giành lại vương quyền cho họ Nguyễn. Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm La và Pháp
Gia Long đặt quốc hiệu là Việt Nam (1804 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 197
Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn. Tháng 3 năm 1804, vua Gia Long đổi quốc hiệu nước ta là Việt Nam .
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống