Sự kiện lịch sử
Những sự kiện lịch sử của Việt Nam
Khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực (1861 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 544
Ngay sau khi nổ súng xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã vấp phải sự phản kháng của các tầng lớp nhân dân Việt Nam, nhất là giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX, trong đó Nguyễn Trung Trực là một trong những người yêu nước tiêu biểu và đặc biệt. Ông đã tham gia chống Pháp từ những năm đầu tiên Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam với hai chiến công lừng lẫy: đốt cháy tàu L’ Espérance- tàu Hy Vọng của Pháp trên sông Nhật Tảo và trận đánh tiêu diệt đồn Rạch Giá, Kiên Giang.
Khởi nghĩa của Trương Định (1861 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 607
Khởi nghĩa của Trương Định là cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Kỳ do Trương Định lãnh đạo, lấy Gò Công làm căn cứ, địa bàn hoạt động rộng. Người anh hùng Trương Định với trí dũng song toàn, từ đất Gò Công đã thu hút được nhiều anh tài như Đỗ Quang, Đỗ Trình Thoại, Âu Dương Lân, Nguyễn Thông… nghĩa quân của Trương Định ngày càng đông và uy thế lan rộng khắp các vùng từ Tân An, Mỹ Tho, Gò Công xuống Đồng Tháp Mười… Suốt những năm từ 1861 đến cuối 1864, nghĩa quân ông chiến đấu anh dũng và giành được nhiều thắng lợi. Tuy nhiên, do kẻ thù với vũ khí hiện đại, cuộc khởi nghĩa của Trương Định cũng nhanh chóng bị dập tắt.
Hiệp ước Patơnốt (1884 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 3223
Hiệp ước Patenôtre (Pa-tơ-nốt) hay còn gọi là Hiệp ước Giáp Thân 1884, là Hiệp ước cuối cùng nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp vào ngày 6 tháng 6 năm 1884 tại kinh đô Huế gồm có 19 điều khoản. Đại diện các phía nhà Nguyễn là Phạm Thận Duật - Toàn quyền đại thần, Tôn Thất Phan - Phó Toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường - Phụ chính đại thần và phía Pháp là Jules Patenôtre - Sứ thần Cộng hoà Pháp
Hiệp ước Quý Mùi (Hiệp ước Harmand) (1883 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 592
Hiệp ước Quý Mùi hay còn gọi là Hiệp ước Harmand được ký kết vào ngày 25 tháng 8 năm 1883 tại kinh đô Huế giữa đại diện của Pháp là Harmand - Tổng ủy, đại diện ngoại giao cho nước Cộng hòa Pháp và đại điện của triều Nguyễn là Trần Đình Túc - Hiệp biện Đại học sĩ (Trưởng đoàn), Nguyễn Trọng Hợp - Thượng thư bộ lại (Phó đoàn). Hiệp ước có tất cả 27 điều khoản với nội dung chính là xác lập quyền bảo hộ lâu dài của Pháp trên toàn bộ Việt Nam. Hiệp ước này chính thức đánh dấu thời kỳ, 1883-1945, toàn bộ Việt Nam trở thành thuộc địa của Thực dân Pháp (thời Pháp thuộc).
Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)
- 2 thg 12, 2
- 1609
Trong nhữn năm cuối thế kỉ XIX, song song với các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương, còn có các cuộc đấu tranh tự phát của nhân dân các địa phương trung du miền núi, nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa yên Thế. Cuộc khởi nghĩa yên thế bùng nổ năm 1884, kéo dài đến năm 1913. Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa gồm phần lớn là nông dân. Người có công và đóng vai trò to lớn hơn cả là Lương Văn Nắm (Đề Nắm) và tiếp đó là Hoàng Hoa Thám (Đề Thám).
Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương (1885 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 366
Vào cuối thế kỷ XIX, triều đình phong kiến nhà Nguyễn lâm vào khủng hoảng, suy vong và trở thành miếng mồi ngon của các nước tư bản phương Tây đang khao khát thuộc địa. Ngày 01-09-1858, thực dân Pháp bất ngờ tấn công vào bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), rồi tiếp tục đánh chiếm 6 tỉnh Nam Bộ, sau đó đánh chiếm miền Bắc. Sau khi thành Hà Nội thất thủ, quan quân triều đình nhà Nguyễn kẻ hàng, người trốn, có những thành như Phủ Lý, Ninh Bình, có đến hàng ngàn quân canh giữ, nhưng chỉ cần 5 - 6 tên lính Pháp đã hạ được thành. Từ sau Hiệp ước ngày 25/ 8/ 1883, triều đình nhà Nguyễn bị phân hóa thành 2 bộ phận: bộ phận chủ hòa và bộ phận chủ chiến. Bộ phận chủ hòa đã trở thành tay sai đắc lực cho thực dân Pháp. Bộ phận chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết đã tập hợp lực lượng, phát động nhân dân các nơi trong nước đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Năm 1885, sau khi kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên chiến khu Tân Sở (Quảng Trị), ra Chiếu Cần Vương, kêu gọi toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Phong trào Cần Vương (1885 - 1896)
- 2 thg 12, 2
- 1441
Khi cuộc phản công quân Pháp thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), Tại đây, ngày 13 tháng 07 năm 1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương", kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua Hàm Nghi cứu nước. Từ đó, một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào Cân Vương.
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 1475
Khởi nghĩa Bãi Sậy là một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo vào cuối thế kỷ 19 của nhân dân Việt Nam chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp. Cuộc khởi nghĩa này diễn ra từ năm 1885 và kéo dài đến năm 1892 mới tan rã.
Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887)
- 2 thg 12, 2
- 1215
Khởi nghĩa Ba Đình là một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19 của nhân dân Việt Nam chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, diễn ra vào năm 1886-1887 tại Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Khởi nghĩa Ba Đình nổ ra dưới sự chỉ huy chính của Đinh Công Tráng, Phạm Bành và một số tướng lĩnh khác.
Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887 - 1892)
- 2 thg 12, 2
- 426
Khởi nghĩa Hùng Lĩnh là một cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam. Lãnh đạo chính là Chánh sứ sơn phòng Thanh Hóa Tống Duy Tân cùng hai cộng sự đắc lực là Đề đốc Cao Điển và tù trưởng người Thái Cầm Bá Thước. Sau khi căn cứ Ba Đình, Mã Cao thất thủ (1887), bị quân Pháp truy lùng, Tống Duy Tân phải lánh sang Trung Quốc để che giấu lực lượng.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống