Sự kiện lịch sử
Những sự kiện lịch sử của Việt Nam
Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp (1920 - 1920)
- 2 thg 12, 2
- 811
Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp với tư cách là đại biểu Đông Dương. Đại hội khai mạc lúc 10 giờ 35 phút ngày 25-12-1920 tại phòng họp lớn của nhà Mane ở thành phố Tua (Tours), cách Pari 237km. Lần đầu tiên có một người Việt Nam tham gia một đại hội đại biểu của một chính đảng Pháp. Nguyễn Ái Quốc cũng là người bản xứ duy nhất trong số đại biểu các thuộc địa có mặt trong đại hội.
Tờ báo “Người cùng khổ” ra số đầu tiên tại Pari do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm (1922 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 260
Vào tháng 1/1922, để xây dựng một diễn đàn của nhân dân các nước thuộc địa và tạo ra một hình thức đấu tranh mới, Nguyễn Ái Quốc và Ban thường vụ Hội Liên hiệp thuộc địa đã thống nhất quyết định thành lập “Hội hợp tác Người cùng khổ” và ra tờ báo “Người cùng khổ” hay "Le Paria". Ngày 1/4/1922 báo ra số đầu tiên bằng ba thứ tiếng Pháp, Ả rập và Trung Quốc. Đầu tiên báo lấy tiêu đề “Diễn đàn của các dân tộc thuộc địa”, sau đổi là “Diễn đàn của vô sản thuộc địa”, rồi sau lại đổi là “Cơ quan của nhân dân bị áp bức các thuộc địa”. Đây là lần đầu tiên nhân dân của nhiều nước thuộc địa khác nhau có một tổ chức và một tiếng nói đấu tranh chung.
Ngày Quốc Tế Phụ Nữ (1910 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 193
Ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được Liên Hiệp Quốc, đây là thành quả đấu tranh lâu dài và lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới.
Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự hội nghị Quốc tế Nông dân (1923 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 340
Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời nước Pháp sang Matxcơva (Liên Xô) dự Hội nghị Quốc tế Nông Dân. Hội nghị diễn ra vào tháng 10 -1923 và Nguyễn Ái Quốc được bầu vào ban chấp hành hội. Người ở lại Liên Xô, vừa nghiên cứu vừa học tập, vừa viết bài cho báo Sự Thật của Đảng Cộng Sản Liên Xô, tạp chí Thư tín Quốc tế của Đảng Công sản. Tháng 7-1924 Người tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản. Tại các đại hội đó, Người đã trình bày quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.
Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội II Đảng Cộng sản Pháp (1922 - 1922)
- 2 thg 12, 2
- 177
Từ ngày 21 đến 24 tháng 10 năm 1922, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội II Đảng Cộng sản Pháp họp tại nhà số 33 phố La Grănggiơ Ô Belơ, Quận 10, Pari. Tại đại hội này, Nguyễn Ái Quốc gặp Manuinxki, thay mặt Thường vụ Quốc tế Cộng sản tham dự đại hội. Từ diễn đàn đại hội, Nguyễn Ái Quốc đã phê bình Đảng Cộng sản Pháp chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề công tác ở các thuộc địa. Theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, đại hội đã thông qua lời kêu gọi Những người bản xứ ở các thuộc địa.
Nhà Hán đánh bại nhà Triệu, đô hộ Âu Lạc (-111 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 447
Triều đình nhà Hán phái một lực lượng hơn 10 vạn người do Vệ úy Lộ Bác Đức làm Phục ba tướng quân đem quân từ quận Quế Dương tiến xuống đường sông Hồi Thủy, chủ tước Đô úy là Dương Bộc làm Lâu thuyền tướng quân đem quân từ quận Dự Chương xuống đường Hoành Phố, Quy Nghĩa, cùng tiến xuống tấn công tiêu diệt nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà, chiếm kinh đô Phiên Ngung (Quảng Châu ngày nay).
Nhà Hán lập Giao Chỉ Bộ (-106 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 220
Nhà Hán lập Giao Chỉ bộ, cai trị 7 quận (gồm cả Quảng Đông, Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam ngày nay). Trung tâm của Giao Chỉ bộ là quận Giao Chỉ - một quận lớn và quan trọng nhất. Trị sở của quận Giao Chỉ là đất Mê Linh (Hạ Lôi, Mê Linh, Vĩnh Phúc). Đứng đầu Châu (Bộ) là chức Thư sử, phụ trách thanh tra công việc của các quận. Mỗi quận có một viên Thái thú và một viên Đô úy (phụ trách dân sự và quân sự). Bên dưới quận là các huyện vẫn do người địa phương nắm giữ và trị dân như cũ. Phương thức bóc lột cơ bản vẫn là cống nạp. Nhà Hán vẫn phải “dùng tục cũ mà cai trị” đối với Âu Lạc.
Tô Định làm Thái thú Giao Chỉ (34 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 346
Tô Định sang làm Thái thú Giao Chỉ thay cho Tích Quang. Tô Định thi hành chính sách cai trị và bóc lột rất tàn bạo đối với người Việt. Bọn Thái thú Tô Định cùng Đốc bưu đốc thúc đồ cống, thu thuế muối, sắt, cùng sản vật thủ công, thuế đánh cá đầm ao,… Không những thế, chúng còn khống chế, đè nén các lạc tướng và con cháu họ. Dân oán hận, quý tộc Âu lạc cũ cũng oán hận chính quyền đô hộ, đã làm bùng nổ những phong trào chống đối ngày càng mạnh mẽ của nhân dân và quý tộc Lạc Việt.
Hai Bà Trưng liên kết Thi Sách chiêu mộ nghĩa binh (39 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 173
Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) con gái Lạc tướng huyện Mê Linh – vùng lãnh thổ từ Ba Vì đến Tam Đảo (Đất bản bộ của các vua Hùng), liên kết với Thi Sách, con trai thủ lĩnh vùng Chu Diên (dọc sông Đáy) chiêu mộ nghĩa binh chuẩn bị nổi lên chống chính quyền đô hộ Đông Hán. Lãnh thổ Mê Linh và Chu Diên liền cõi, hai gia đình Lạc tướng lại là thông gia, khiến thanh thế của họ càng thêm cao, uy danh càng thêm lớn. Chính sách cai trị thắt buộc, tàn bạo của nhà Đông Hán – với viên Thái thú Tô Định – càng thôi thúc Trưng Trắc, Thi Sách hợp mưu tính kế nổi dậy.
Thành lập tổ chức Tâm Tâm Xã tại Quảng Châu Trung Quốc (1923 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 731
Năm 1923, tại Quảng Châu, Trung Quốc do bất đồng với tư tưởng bảo thủ của cánh già trong Việt Nam Quang phục Hội, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Phạm Hồng Thái... đã thành lập Tâm Tâm Xã với tôn chỉ: "Liên hiệp những người có tri thức trong toàn dân Việt Nam, không phân biệt ranh giới, đảng phái; miễn là có quyết tâm hi sinh tất cả tư ý và quyền lợi cá nhân, đem hết sức mình tiến hành mọi việc để khôi phục quyền làm người của người Việt Nam".
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống