Sự kiện Nhà Hán đánh bại nhà Triệu, đô hộ Âu Lạc (-111 - ?)

Triều đình nhà Hán phái một lực lượng hơn 10 vạn người do Vệ úy Lộ Bác Đức làm Phục ba tướng quân đem quân từ quận Quế Dương tiến xuống đường sông Hồi Thủy, chủ tước Đô úy là Dương Bộc làm Lâu thuyền tướng quân đem quân từ quận Dự Chương xuống đường Hoành Phố, Quy Nghĩa, cùng tiến xuống tấn công tiêu diệt nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà, chiếm kinh đô Phiên Ngung (Quảng Châu ngày nay).

Nhà Hán đánh bại nhà Triệu, đô hộ Âu Lạc (-111 - ?):

Diễn biễn lịch sử:

Triều đình nhà Hán phái một lực lượng hơn 10 vạn người do Vệ úy Lộ Bác Đức làm Phục ba tướng quân đem quân từ quận Quế Dương tiến xuống đường sông Hồi Thủy, chủ tước Đô úy là Dương Bộc làm Lâu thuyền tướng quân đem quân từ quận Dự Chương xuống đường Hoành Phố, Quy Nghĩa, cùng tiến xuống tấn công tiêu diệt nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà, chiếm kinh đô Phiên Ngung (Quảng Châu ngày nay).


“Sứ giả” của triều đình Nam Việt cai trị hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân đầu hàng nhà Hán. Nhân cơ hội này, thủ lĩnh vùng Tây Vu (trung tâm là Cổ Loa) đã nổi dậy khởi nghĩa, nhưng bị Hoàng Đồng (chức Tả tướng ) giết hại. Nhà Hán chiếm được nước Âu Lạc củ từ trong tay nhà Triệu và chiếm được cả nước Nam Việt, đặt thành 9 quận lệ thuộc, trong đó Âu Lạc củ bị chia làm 3 quận là: Giao Chỉ (Bắc Bộ), Cửu Chân (Bắc Trung Bộ) và Nhật Nam (Trung Trung Bộ).

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Triệu Đà (-257 - -137)

  • 2 thg 12, 2
  • 92

Triệu Đà tức là Triệu Vũ Đế, Nam Việt Vũ Vương và Nam Việt Vũ Đế, làm vua nhà Triệu từ năm 207 trước Công Nguyên đến năm 137 trước Công Nguyên. Triệu Đà vốn người huyện Chân Định, quận Hằng Sơn, đời nhà Tần (ngày nay là huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc), Trung Quốc, là người di cư xuống miền nam mới khai hoá đời nhà Tần, là người lập nên nước Nam Việt.

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Nhật Nam

  • 2 thg 12, 2
  • 113

Nhật Nam là một địa danh cũ của Việt Nam thời Bắc thuộc mà nhà Hán lập nên để cai quản Việt Nam. Quận Nhật Nam có vị trí bắt đầu từ đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) đến Quảng Ngãi, Bình Định. Theo Hán thư, quận này thành lập năm Nguyên Đỉnh thứ 6 (111 TCN) thời Hán Vũ Đế, bao gồm 15.400 hộ, 69.485 khẩu, chưa bằng nửa Cửu Chân (35.743 hộ, 166.013 khẩu) và chỉ bằng một phần sáu Giao Chỉ (92.440 hộ, 746.237 khẩu)

Giao Chỉ

  • 2 thg 12, 2
  • 94

Giao Chỉ là tên gọi địa danh một phần lãnh thổ Việt Nam trong lịch sử, từ thời Hùng Vương đến các kỳ thời Bắc thuộc. Giao Chỉ nguyên là tên gọi của một bộ trong số 15 bộ của nước Văn Lang thời xưa. Bộ Giao Chỉ thời Hùng Vương tương đương miền Hà Nội ngày nay và miền hữu ngạn sông Hồng.

Cửu Chân

  • 2 thg 12, 2
  • 96

Quận Cửu Chân là địa danh cổ của Việt Nam gồm địa phận tỉnh Thanh Hóa và một phần tỉnh Ninh Bình vào thời Vua Hùng. Thời nhà Hán lập quận Cửu bao gồm vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và một phần Ninh Bình ngày nay. Trải qua thời nhà Đông Ngô thời Tam quốc, rồi Nhà Tấn, tiếp đến là Nam Bắc triều, quận Cửu Chân có nhiều thay đổi. Cho đến năm 1397, vua Trần Thuận Tông đổi làm trấn Thanh Đô, gồm 3 châu và 7 huyện

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->