Sự kiện lịch sử

Những sự kiện lịch sử của Việt Nam

Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Đông Dương tại Sa Diện (1924 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 131

Nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế cũng như sự câu kết về chính trị với các nước láng giềng của Đông Dương, đặc biệt là với các địa bàn có phong trào yêu nước của người Việt Nam hoạt động, Toàn quyền Đông Dương Meclanh đã thực hiện hàng loạt các cuộc viếng thăm Vân Nam phủ (4-4-1924), Nhật (từ 16-4)… Trên đường từ Nhật trở về Đông Dương, Meclanh ghé thăm khu tô giới của Pháp ở Quảng Châu, một trung tâm rất sôi động của các tổ chức cách mạng của người Việt Nam. Nhân cơ hội này, tổ chức Tâm tâm xã quyết định trừng trị tên thực dân đầu sỏ Meclanh để gây thanh thế. Phạm Hồng Thái được sự hổ trợ của Lê Hồng Sơn được giao thực hiện sứ mạng này.

Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) (1924 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 403

Với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc được bố trí trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô do Bôrôđin dẫn đầu tới Quảng Châu giúp Chính phủ Dân quốc của Tôn Dật Tiên. Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu (Trung Quốc)

Nhà Hán cử Mã Viện cùng với Đoàn Chí đem quân sang đánh Trưng Vương (-41 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 185

Nhà Hán trước việc Hai Bà Trưng nổi binh đánh đuổi quan quân cai trị và làm chủ các thành ấp, bèn hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp Phố, Giao Chỉ sắm sửa xe thuyền, sửa sang đường cầu thông các khe núi, trữ thóc lương và cữ Mã Viện, một viên tướng có nhiều kinh nghiệm chiến trận làm Phục Ba tướng quân, cùng với Lâu thuyền tướng quân sang đánh Trưng Vương. Quân Hán có chừng hai vạn người lấy ở các miền Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng, Thương Ngô cùng với thủy quân khoảng 2000 thuyền lớn nhỏ tiến sang đánh dẹp Trưng Vương.

Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 425

Từ đầu năm 1925, trên cơ sở những hội viên trung kiên của Tâm tâm xã, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập “Nhóm bí mật” trong đó có 5 đảng viên cộng sản dự bị và 2 đoàn viên thanh niên cộng sản dự bị. Lấy “Nhóm bí mật” này làm nồng cốt, tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết lại, kịch liệt tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình.

Mã Viện đánh vào Giao Chỉ (42 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 238

Bộ binh của Mã Viện và thủy quân của Đoàn Chí gặp nhau ở Hợp Phố. Tại đây, Đoàn Chí mắc bệnh, chết. Vua Hán cho Mã Viện thống suất cả thủy binh và bộ binh theo đường bờ biển tiến vào Giao Chỉ. Thuyền ít, không đủ chỗ cho cả đaịa quân vượt biển. Mã Viện phải tổ chức hành quân trên bộ lẫn trên biển, vừa dùng thuyền vượt biển vừa đi đường núi ven biển. Đoạn quân bộ dọc theo đường núi, phát cây rừng mở đường hơn nghìn dặm dọc theo biển Đông Bắc Giao Chỉ. Từ vùng ven biển vịnh Bái Tử Long và Hạ Long, Mã Viện đưa hai đạo quân thủy bộ ngược sông Bạch Đằng tới Lục Đầu rồi đánh sâu vào Giao Chỉ.

Hơn 2000 dân Tượng Lâm quận Nhật Nam khởi nghĩa chống chính quyền đô hộ nhà Hán (100 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 154

Mùa hè năm 100, hơn 2.000 dân Tượng Lâm nổi lên phá đồn, đốt thành, giết một số quan quân cai trị. Chính quyền đô hộ Hán phải huy động quân của các quận huyện khác đến dẹp, giết được chủ tướng, cuộc nổi loạn mới tạm yên. Từ đó chính quyền nhà Hán không dám ức hiếp một cách thô bạo dân cư tại đây nhưng đặt vùng đất này dưới quyền cai trị trực tiếp, do một binh trưởng sứ cầm đầu, đề phòng những cuộc nổi loạn sau này. Để lấy lòng dân cư địa phương, quan quân nhà Hán tổ chức phát chẩn cho dân nghèo, miễn thuế hai năm v.v.

Khởi nghĩa ở quận Nhật Nam (137 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 178

Dân và quân lính ở ba quận miền Nam Giao Chỉ khởi nghĩa. Từ đầu năm 137, nhân dân cả quận Nhật Nam nổi dậy, quân số chừng vài nghìn người, đánh phá chính quyền đô hộ nhà Hán ở Nhật Nam.

Nhà Hán suy yếu Nho giáo bắt đầu du nhập vào nước ta (187 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 123

Trong thế kỷ II, nhân dân các quận ở Giao Chỉ luôn nổi dậy khởi nghĩa làm cho triều đình nhiều phen lo đánh dẹp. Cuối thế kỷ II, nhà Hán suy yếu, chúng buộc phải tạm dùng người Việt cầm đầu chính quyền ở Giao Chỉ. Hán Linh Đế cử Lý Tiến, người quận Giao Chỉ làm thứ sử và sai Sĩ Nhiếp, người quận Thương Ngô làm Thái thú. Lý Tiến làm Thứ sử đến năm 200, còn Sĩ Nhiếp cầm quyền tới năm 226. Dưới thời cai trị của Sĩ Nhiếp, nhiều quan lại và dân chúng người Hán lánh nạn sang nước ta. Cùng với các danh sĩ và dân di cư đó, văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là Nho giáo bắt đầu du nhập vào Giao Chỉ.

Nhà nước Lâm Ấp được thành lập (190 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 167

Huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam ở miền Nam nước ta, cách xa thủ phủ đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Nhân lúc Trung Quốc loạn lạc, dân Tượng Lâm ở nơi xa xôi nhất đã nổi dậy, giết huyện lệnh, giành lấy quyền tự chủ và lập nước. Được sự hỗ trợ của nhân dân Giao chỉ, nhân dân Cửu Chân cũng niổi lên đánh phá châu thành, giết Thứ sử nhà Hán là Chu Phù (190), khiến trong mấy năm triều đình nhà Hán không đặt nổi quan cai trị. Khu Liên – một nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nhân dân Tượng Lâm lên làm vua.

Nhà Hán đặt Giao Chỉ thành Giao Châu (203 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 155

Nhà Hán đặt Giao Chỉ làm Giao Châu. Trước kia đời Hán Thuận Đế (126-144), Thái thú Giao Chỉ là Chu Xưởng xin lập Giao Chỉ làm châu, triều đình nhà Hán không cho. Đến đây, Thứ sử Trương Tân và Thái thú Sĩ Nhiếp cùng nhau dân biểu xin lập Giao Chỉ làm châu để được đối xử ngang hàng với các châu khác của Trung Quốc. Nhà Hán mới đặt Giao Chỉ làm Giao Châu và phong Trương Tân làm quan mục ở Giao Châu. Tên Giao Châu bắt đầu từ đây.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_14

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->