Sự kiện Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương (1885 - ?)

Vào cuối thế kỷ XIX, triều đình phong kiến nhà Nguyễn lâm vào khủng hoảng, suy vong và trở thành miếng mồi ngon của các nước tư bản phương Tây đang khao khát thuộc địa. Ngày 01-09-1858, thực dân Pháp bất ngờ tấn công vào bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), rồi tiếp tục đánh chiếm 6 tỉnh Nam Bộ, sau đó đánh chiếm miền Bắc. Sau khi thành Hà Nội thất thủ, quan quân triều đình nhà Nguyễn kẻ hàng, người trốn, có những thành như Phủ Lý, Ninh Bình, có đến hàng ngàn quân canh giữ, nhưng chỉ cần 5 - 6 tên lính Pháp đã hạ được thành. Từ sau Hiệp ước ngày 25/ 8/ 1883, triều đình nhà Nguyễn bị phân hóa thành 2 bộ phận: bộ phận chủ hòa và bộ phận chủ chiến. Bộ phận chủ hòa đã trở thành tay sai đắc lực cho thực dân Pháp. Bộ phận chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết đã tập hợp lực lượng, phát động nhân dân các nơi trong nước đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Năm 1885, sau khi kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên chiến khu Tân Sở (Quảng Trị), ra Chiếu Cần Vương, kêu gọi toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương (1885 - ?):

Diễn biễn lịch sử:

Vào cuối thế kỷ XIX, triều đình phong kiến nhà Nguyễn lâm vào khủng hoảng, suy vong và trở thành miếng mồi ngon của các nước tư bản phương Tây đang khao khát thuộc địa. Ngày 01-09-1858, thực dân Pháp bất ngờ tấn công vào bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), rồi tiếp tục đánh chiếm 6 tỉnh Nam Bộ, sau đó đánh chiếm miền Bắc. Sau khi thành Hà Nội thất thủ, quan quân triều đình nhà Nguyễn kẻ hàng, người trốn, có những thành như Phủ Lý, Ninh Bình, có đến hàng ngàn quân canh giữ, nhưng chỉ cần 5 - 6 tên lính Pháp đã hạ được thành. Từ sau Hiệp ước ngày 25/ 8/ 1883, triều đình nhà Nguyễn bị phân hóa thành 2 bộ phận: bộ phận chủ hòa và bộ phận chủ chiến. Bộ phận chủ hòa đã trở thành tay sai đắc lực cho thực dân Pháp. Bộ phận chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết đã tập hợp lực lượng, phát động nhân dân các nơi trong nước đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Năm 1885, sau khi kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên chiến khu Tân Sở (Quảng Trị), ra Chiếu Cần Vương, kêu gọi toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.


Chiếu Cần Vương, tên chính thức là Lệnh dụ thiên hạ cần vương, là lệnh dụ của vua Hàm Nghi nhà Nguyễn, tuyên bố ngày 13 tháng 7 năm 1885 (tức ngày mùng 2 tháng 6 năm Ất Dậu) tại căn cứ Tân Sở thuộc Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị khi phe chủ chiến của triều đình Huế thất bại trong trận chiến Kinh thành Huế ngày 5 tháng 7 năm 1885, nhà vua phải xuất bôn. Đây là lời dụ kêu gọi sĩ phu và dân chúng toàn quốc nổi dậy chống lại sự đô hộ của người Pháp lên đất nước Đại Nam sau Hiệp ước Giáp Thân (1884).

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Tôn Thất Thuyết (1839 - 1913)

  • 2 thg 12, 2
  • 136

Tôn Thất Thuyết là Phụ chính đại thần của nhà Nguyễn. Ông là một trong những quan nhà Nguyễn chống Pháp tiêu biểu nhất, cùng vua Hàm Nghi phát động phong trào Cần vương. Ông sinh ngày 29 tháng 3 năm Kỷ Hợi, tức 12 tháng 5 năm 1839 tại làng Phú Mộng, bên bờ sông Bạch Yến cạnh Kinh thành Thuận Hóa, nay thuộc thôn Phú Mộng, phường Kim Long, thành phố Huế. Ông là con thứ hai của Đề đốc Tôn Thất Đính và bà Văn Thị Thu, cũng là cháu 5 đời của chúa Hiền vương Nguyễn Phúc Tần.

Hàm Nghi (1871 - 1943)

  • 2 thg 12, 2
  • 125

Hàm Nghi là vua thứ tám triều Nguyễn, con của Kiến thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai, em ruột vua Kiến Phúc. Sau khi vua Kiến Phúc bị đầu độc chết, được đưa lên ngôi lúc 13 tuổi, lấy niên hiệu là Hàm Nghi.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_0

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->