Sự kiện lịch sử

Những sự kiện lịch sử của Việt Nam

Định quan chế và hình luật của nước Đại Ngu (1401 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 270

Năm 1401, Hồ Hán Thương "định quan chế về hình luật nước Đại Ngu". Nếu như pháp luật hình sự thời kỳ nhà Lý còn mang nhiều tính khoan dung, đến pháp luật hình sự thời kỳ nhà Trần đã mang tính nghiêm khắc hơn, thì đến thời kỳ nhà Hồ, để khôi phục kỷ cương và củng cố uy quyền của nhà nước phong kiến, chế tài hình sự được áp dụng đã mang tính chất hà khắc, nặng nề hơn các triều đại trước rất nhiều.

Chiến tranh Việt Chiêm 1400-1407 (1400 - 1407)

  • 2 thg 12, 2
  • 173

Từ cuối thế kỷ 14, Chiêm Thành dưới thời Chế Bồng Nga đã nhiều lần tấn công Đại Việt khiến nhà Trần phải bỏ kinh thành Thăng Long. Khi Chế Bồng Nga tử trận năm 1390, những cuộc tấn công từ phía nam mới lắng xuống. Các con Chế Bồng Nga là Chế Ma Nô Đà Nan và Chế Sơn Na bị tướng La Ngai giành ngôi, yếu thế phải chạy sang đầu hàng Đại Việt. Sau khi Hồ Quý Ly lên ngôi, lập ra nước Đại Ngu, nhà Hồ đã chủ trương đánh Chiêm Thành để mở rộng đất đai về phía nam.

Cuộc xâm lược của nhà Minh 1406-1407 (1406 - 1407)

  • 2 thg 12, 2
  • 291

Tháng 11-1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh đã huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn quân cùng với hàng chục vạn dân phu, do tướng Trương Phụ cầm đầu tiến vào nước ta.

Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)

  • 2 thg 12, 2
  • 398

Tháng 11-1406, quân Minh sang xâm lược nước ta. Sau thất bại của nhà Hồ, nhân dân ta ở nhiều nơi đã nổi dậy khởi nghĩa trong đó có cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi. Trần Ngỗi vốn là con thứ của vua Trần Nghệ Tông, ông được một người yêu nước là Trần Triệu Cơ đưa lên làm minh chủ, Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định hoàng đế.

Cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409 - 1414)

  • 2 thg 12, 2
  • 422

Sau khi cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại, tiếp theo là cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi bị tan rã, hai tướng Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân bi Trần Ngỗi giết chết, con trai của Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An, đưa Trần Quý Khoáng (con của Trang Định vương Trần Ngạc, cháu nội vua Trần Nghệ Tông) lên ngôi vua, lấy hiệu là Trùng Quang đế và phát động khởi nghĩa.

Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

  • 2 thg 12, 2
  • 661

Sau khi nhà Minh tiêu diệt nhà Hồ, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi như cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi, cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng. Tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa này lần lượt thất bại. Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Lê Lợi một hào trưởng vùng Lam Sơn (Thanh Hóa) đã dốc hết tài sản dể chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa. Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước tìm về càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi. Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2-1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.

Quân Lam Sơn giải phóng Nghệ An (1424 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 169

Năm 1416, Lê Lợi và các cộng sự mở Hội thề Lũng Nhai, bắt đầu khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Ban đầu nghĩa quân lập chiến khu ở vùng núi Lam Sơn (Thanh Hóa) nhưng lực lượng mỏng lại bị quân Minh trấn áp quyết liệt, nên phải rút về lập chiến khu mới ở vùng núi Chí Linh. Tại Chí Linh, quân Việt tiếp tục gặp phải khó khăn về lương thực và lực lượng, bị quân Minh tấn công dữ dội. Sau thời gian tạm hòa, cuối năm 1424 quân Minh tiến công nghĩa quân. Trước tình hình này, Nguyễn chích đề nghị tạm rời Chí Linh (Thanh Hóa) để chuyển quân về Nghệ An là nơi đất rộng, người đông và cũng rất hiểm yếu, dựa vào đó có thể quay ra đánh lấy Đông Đô

Quân Lam Sơn giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra bắc (1425 - 1426)

  • 2 thg 12, 2
  • 316

Sau khi giải phóng Nghệ An, tháng 8-1425, các tướng Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân… được lệnh chỉ huy một lực lượng mạnh từ Nghệ An tiến vào Tân Bình (Quảng Bình, Bắc Quảng Trị) và Thuận Hóa (Thừa Thiên - Huế). Nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự của quân giặc, giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.

Trận Tốt Động – Chúc Động (1426 - 1426)

  • 2 thg 12, 2
  • 402

Trận Tốt Động – Chúc Động là trận đánh vào cuối năm năm1426, giữa nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy với quân nhà Minh đóng ở Đông Quan (tức là Thăng Long, Hà Nội). Đây là một trong những điển hình rực rỡ về quyết tâm tiêu diệt địch, về tinh thần chiến đấu dũng cảm và nghệ thuật quân sự tuyệt vời của nghĩa quân Lam Sơn. Trận này được nhắc đến trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi: Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm; Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.

Trận Chi Lăng – Xương Giang (1427 - 1427)

  • 2 thg 12, 2
  • 402

Trận Chi Lăng – Xương Giang là một loạt trận đánh nhằm tiêu diệt quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn trên địa bàn từ Chi Lăng đến Xương Giang (113 km), kết thúc cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_9

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->