Sự kiện Chiến tranh Việt Chiêm 1400-1407 (1400 - 1407)

Từ cuối thế kỷ 14, Chiêm Thành dưới thời Chế Bồng Nga đã nhiều lần tấn công Đại Việt khiến nhà Trần phải bỏ kinh thành Thăng Long. Khi Chế Bồng Nga tử trận năm 1390, những cuộc tấn công từ phía nam mới lắng xuống. Các con Chế Bồng Nga là Chế Ma Nô Đà Nan và Chế Sơn Na bị tướng La Ngai giành ngôi, yếu thế phải chạy sang đầu hàng Đại Việt. Sau khi Hồ Quý Ly lên ngôi, lập ra nước Đại Ngu, nhà Hồ đã chủ trương đánh Chiêm Thành để mở rộng đất đai về phía nam.

Chiến tranh Việt Chiêm 1400-1407 (1400 - 1407):

Diễn biễn lịch sử:

Từ cuối thế kỷ 14, Chiêm Thành dưới thời Chế Bồng Nga đã nhiều lần tấn công Đại Việt khiến nhà Trần phải bỏ kinh thành Thăng Long. Khi Chế Bồng Nga tử trận năm 1390, những cuộc tấn công từ phía nam mới lắng xuống. Các con Chế Bồng Nga là Chế Ma Nô Đà Nan và Chế Sơn Na bị tướng La Ngai giành ngôi, yếu thế phải chạy sang đầu hàng Đại Việt. Sau khi Hồ Quý Ly lên ngôi, lập ra nước Đại Ngu, nhà Hồ đã chủ trương đánh Chiêm Thành để mở rộng đất đai về phía nam.


Năm 1400, lợi dụng việc triều đình Chiêm có nhiều thay đổi, la Ngai mất, Ba Đích Lại lên nối ngôi, Hồ Quý Ly bèn sai quân đánh Chiêm lần thứ nhất. Tuy nhiên công cuộc Nam tiến này không giành được thắng lợi, quân Đại Ngu phải rút về nước.

Năm 1402, Hồ Hán Thương lại mang quân đi đánh Chiêm Thành lần thứ hai, quân Chiêm thua trận sợ hãi phải dâng voi trắng, voi đen và xin nộp đất Chiêm Động (nam Quảng Nam) để làm điều kiện cho nhà Hồ lui quân. Hồ Quý Ly nhân cơ hôi ép vua Chiêm phải dâng thêm Cổ Lũy (bắc Quảng Ngãi).

Năm 1403, Hồ Hán Thương lại ra lệnh đóng chiến thuyền nhỏ để tiếp tục đánh Chiêm. Nhà Hồ sai Phạm Nguyên Khôi, Đỗ Mãn cùng Đỗ Nguyên Thác, Hồ Vấn mang 20 vạn quân đánh Chiêm Thành lần thứ ba. Trong tình thế nguy cấp, Ba Đích Lại bèn sai sứ cầu cứu nhà Minh. Minh Thành Tổ điều 9 thuyền chiến vượt biển sang cứu Chiêm. Quân Đại Ngu vây hãm Chà Bàn trong 9 tháng nhưng không hạ được, hết lương, đành phải rút về

Năm 1406, với danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”, nhà Minh mang quân sang đánh Đại Ngu. Sau một số trận kháng cự, sang năm 1407, nhà Hồ thất thế phải chạy vào nam. Ba Đích Lại nhân lúc Đại Ngu bị quân Minh đánh bèn mang quân bắc tiến để chiếm lại đất cũ của Chiêm Thành.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Hồ Quý Ly (1336 - 1407)

  • 2 thg 12, 2
  • 438

Tổ tiên Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật vốn người Chiết Giang (Trung Quốc), sang làm Thái thú Diễn Châu và định cư ở hương Bào Đột, nay là xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hồ Liêm là đời cháu thứ 12 đã dời đến ở hương Đại Lại, Thanh Hóa, làm con nuôi tuyên úy Lê Huấn, từ đấy lấy Lê làm họ mình. Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của cụ Hồ Liêm.

Hồ Hán Thương (? - 1407)

  • 2 thg 12, 2
  • 110

Hồ Hán Thương là con thứ của Hồ Quý Ly, em Hồ Nguyên Trừng, vua thứ hai và cũng là vua cuối cùng của nhà Hồ, cai trị nước Đại Ngu từ năm 1401 đến 1407. Ngày 12-5 năm Đinh Hợi (1407), Hồ Hán Thương cùng cha Hồ Quý Ly và anh Hồ Nguyên Trừng đều sa vào tay giặc Minh ở cửa biển Kì La. Giặc Minh giải cha con ông về Kim Lăng. Con ông là Hồ Nhuế cùng chung số phận. Sau đó, ông và cha bị giặc giết, chỉ còn anh và con ông được chúng thu dụng.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->