Sự kiện lịch sử

Những sự kiện lịch sử của Việt Nam

Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra nhà Lý (1009 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 309

Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Cuối 1009 Lê Long Đĩnh qua đời. Triều Đình chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là Sư Vạn hạnh, Đào Cam Mộc tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua (vua Lý Thái Tổ). Nhà Lý thành lập. Nhà Lý đã trải qua 9 triều vua và chấm dứt khi vua Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – tổng cộng là 216 năm.

Lý Thái Tổ dời đô về Đại la, đổi tên thành Thăng Long (1010 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 348

Cuối năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi, nhà Lý thành lập. Năm 1010 Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, ông ban hành chiếu dời đô để chuyển kinh đô nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) vể Đại La (Hà Nội ngày nay) và đổi tên thành là Thăng Long. Thời Lý, kinh thành Thăng Long đã dần trở thành đô thị phồn thịnh và có quy mô lớn trong cả khu vực và trên thế giới.

Khúc Thừa Dụ khởi nghĩa giành chính quyền tự chủ (905 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 639

Từ cuối thế kỉ thứ IX, triều đại nhà Đường sắp sụp đổ, Trung Quốc rơi vào thời kỳ đại loạn sử cũ gọi là thời kỳ Ngũ đại Thập quốc (5 đời 10 nước). Việc cai trị ở An Nam trở nên lỏng lẻo. Nhân cơ hội này, Khúc Thừa Dụ, một hào trưởng có thế lực lâu đời ở đất Hồng Châu (Ninh Giang, Hải Dương), đã nhanh chóng đứng ra lãnh đạo nhân dân nổi lên đánh đuổi bọn đô hộ nhà Đường, đánh chiếm Tống Bình, dựng quyền tự chủ cho đất nước. Khúc Thừa Dụ cũng tự xưng là Tiết độ sứ.

Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ (679 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 437

Năm 618, nhà Đường được thành lập ở Trung Quốc. Nước ta lại chịu sự thống trị của nhà Đường. Năm 679 nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ (sử Trung Quốc bắt đầu gọi ta là An Nam kể từ đó). Với các hình thức và thủ đoạn cai trị xảo quyệt, hà khắc và ngu dân. An Nam đô hộ phủ tương ứng với một phần tây nam Quảng Tây (Trung Quốc), Miền Bắc và miền Trung Việt Nam ngày nay, có địa bàn từ Hà Tĩnh trở ra.

Triệu Quang Phục giành lại độc lập (550 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 303

Triệu Quang Phục là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lý Bí và được Lý Bí rất tin cậy. Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, ông được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương.

Nước Vạn Xuân thành lập (544 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 302

Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi của Lý Bí năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế và lên ngôi, đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời), đặt tên nước là Vạn Xuân (xã tắc truyền đến muôn đời). Ông cho đóng đô ở miền cửa sông Tô Lịch, dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội.

Khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ (542 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 458

Đầu thế kỉ VI, nhà Lương đô hộ Giao Châu. Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư đã đặt ra hàng trăm thứ thuế làm cho nhân dân hết sức cơ cực, lầm than. Lý Bí nhân lòng oán giận của dân, đã liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền đất nước ta cùng nổi dậy chống Lương. Triệu Túc là thủ lĩnh đất Chu Diên, Phạm Tu là một tướng tài người làng Thanh Liệt (Thanh Trì, Hà Nội) đã sớm đến với cuộc khởi nghĩa. Tháng giêng năm 542, cuộc khởi nghĩa toàn dân do Lý Bí lãnh đạo đã bùng nổ.

Khởi nghĩa Bà Triệu (248 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 263

Khi nhà Ngô xâm lược đất nước, chế độ áp bức và bóc lột của nhà Ngô trên nước ta vô cùng tàn bạo. Khi được vua Ngô cử sang làm thứ sử nước ta, Chu Phù và bọn tay chân của hắn ngang ngược hoành hành, thẳng tay cướp bóc tài sản của nhân dân Việt Nam. Nhân dân ta bị cưỡng bức phải đi kiếm các thứ như hương thơm, hạt trai, ngọc lưu ly, đồi mồi, ngà voi nộp cho vua Ngô. Mùa nào thức ấy, nhân dân ta còn phải nộp các thứ quả lạ như chuối tiêu, dứa, nhãn… để cung đốn cho bọn quan lại nhà Ngô. Không cam chịu áp bức bóc lột, dân ta đã nổi lên ở nhiều nơi. Giữa thế kỉ III, ở quận Cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa của bà Triệu. Năm 19 tuồi bà đã cùng anh trai Triệu Quốc Đạt một hào trưởng lớn ở miền núi Quan yên, thuộc quận Cửu Chân (Yên Định, Thanh Hóa) tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa.

Kháng chiến của nhân dân ta chống quân xâm lược Hán (42 - 43)

  • 2 thg 12, 2
  • 647

Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, vua Hán nổi giận hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân. Năm 42, Quang Vũ sai Phục ba tướng quân Mã Viện, Lâu thuyền tướng quân là Đoàn Chí đem quân ở các miền Quế Dương, Linh Lăng, Thương Ngô sang nước Âu Lạc đánh Trưng Vương.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ (40 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 503

Dưới ách đô hộ của nhà Đông Hán, nhân dân Âu Lạc càng bị áp bức bóc lột nặng nề hơn. Năm 34, Tô Định thay Tích Quang làm Thái thú Giao Chỉ. Tên này ra sức đốc thúc nhân dân nộp, cống, thuế. Chúng thẳng tay trừng trị những người có tư tưởng và hành vi chống lại chính quyền. Mâu thuẫn giữa tầng lớp nhân dân Giao Chỉ với chính quyền đô hộ nói chung và cá nhân Thái thú Tô Định nói riêng ngày càng sâu sắc. Đầu năm 40, cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã bùng nổ ở Hát Môn (cửa sông Hát, huyện Phúc Thọ, Hà Tây). Dưới ngọn cờ của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, nhân dân cả nước đã nổi dậy hưởng ứng.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_0

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_8

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->