Sự kiện Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra nhà Lý (1009 - ?)
Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Cuối 1009 Lê Long Đĩnh qua đời. Triều Đình chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là Sư Vạn hạnh, Đào Cam Mộc tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua (vua Lý Thái Tổ). Nhà Lý thành lập. Nhà Lý đã trải qua 9 triều vua và chấm dứt khi vua Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – tổng cộng là 216 năm.
Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra nhà Lý (1009 - ?):
Diễn biễn lịch sử:
Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Cuối 1009 Lê Long Đĩnh qua đời. Triều Đình chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là Sư Vạn hạnh, Đào Cam Mộc tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua (vua Lý Thái Tổ). Nhà Lý thành lập. Nhà Lý đã trải qua 9 triều vua và chấm dứt khi vua Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – tổng cộng là 216 năm.
Một số video về Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra nhà Lý
Tài liệu tham khảo:
Lịch sử 7, NXB giáo dục Việt Nam.
www.lichsuvietnam.vn
dantri.com.vn
vi.wikipedia.org
www.youtube.com
Phim truyền hình Việt Nam- Về đất Thăng Long
Nhân vật liên quan đến sự kiện này
Lê Đại Hành (941 - 1005)
- 2 thg 12, 2
- 195
Lê Đại Hành tên húy là Lê Hoàn, là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ 980 đến 1005. Ông là vị hoàng đế nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất ở Việt Nam. Ông không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Ông sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu, tức ngày 10 tháng 8 năm 941. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, cha là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen.
Lê Long Đĩnh (986 - 1009)
- 2 thg 12, 2
- 87
Lê Long Đĩnh còn có tên là Chí Trung, sinh vào tháng 10, ngày Bính Ngọ, năm Bính Tuất (tức 15 tháng 11 năm 986), là con trai thứ 5 của Lê Đại Hành. Ông là vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê, Ông trị vì 4 năm từ 1005 đến 1009. Cái chết của ông ở tuổi 24 dẫn đến việc chấm dứt nhà Tiền Lê, quyền lực rơi vào tay nhà Lý. Trong chính sử, ông được mô tả là người bạo - ngược, tính hay chém giết, ác bằng Kiệt, Trụ ngày xưa.
Lý Thái Tổ (974 - 1028)
- 2 thg 12, 2
- 154
Lý Thái Tổ, tên húy là Lý Công Uẩn, là vị Hoàng Đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Ông là người châu Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh). Mẹ ông họ Phạm. Khi lên ba tuổi, mẹ ông đem ông cho Lý Khánh Văn, sư chùa Cổ Pháp làm con nuôi và đi tu từ đó. Đến bảy tuổi, ông được cha nuôi là Lý Khánh Văn gửi cho một người bạn - thiền sư nổi tiếng là Vạn Hạnh.
Đào Cam Mộc (? - 1015)
- 2 thg 12, 2
- 177
Đào Cam Mộc là đại thần nhà Tiền Lê, ông là người có công đầu đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Ông Xuất thân trong một gia đình võ quan ở thôn Tràng Lang, nay là xã Định Tiến, huyện Yên Định, Thanh Hóa. Ông là một danh nhân, sống vào thời kỳ cuối nhà Tiền Lê, đầu thời Lý. Vốn thông minh khỏe mạnh, một lần vua Lê Đại Hành tuần du qua đoạn Sông Mã, thuyền không may bị mắc cạn, Đào Cam Mộc đã dùng sức mạnh và trí thông minh của mình đưa đoàn thuyền nhà vua vượt qua. Từ đó ông được nhà vua mời vào kinh đô làm quan, dưới thời Lê Ngọa Triều (1006-1009) được phong chức Chi Hậu.
Vạn Hạnh (938 - 1018)
- 2 thg 12, 2
- 219
Vạn Hạnh là một vị thiền sư có nhiều đóng góp trong việc mở ra triều đại nhà Lý, một trong những triều đại nổi bật nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông quê ở châu Cổ Pháp (nay thuộcTừ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Nhân dân thường gọi ông là Sư Vạn Hạnh.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống