Tiểu sử của Lê Long Đĩnh (986 - 1009)

Lê Long Đĩnh còn có tên là Chí Trung, sinh vào tháng 10, ngày Bính Ngọ, năm Bính Tuất (tức 15 tháng 11 năm 986), là con trai thứ 5 của Lê Đại Hành. Ông là vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê, Ông trị vì 4 năm từ 1005 đến 1009. Cái chết của ông ở tuổi 24 dẫn đến việc chấm dứt nhà Tiền Lê, quyền lực rơi vào tay nhà Lý. Trong chính sử, ông được mô tả là người bạo - ngược, tính hay chém giết, ác bằng Kiệt, Trụ ngày xưa.

Lê Long Đĩnh (986 - 1009):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Lê Long Đĩnh:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
986 ... ... Lê Long Đĩnh được sinh ra
1009 23 tuổi ... Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra nhà Lý
1009 23 tuổi ... Lê Long Đĩnh mất

Thân thế và sự nghiệp của Lê Long Đĩnh:

Lê Long Đĩnh còn có tên là Chí Trung, sinh vào tháng 10, ngày Bính Ngọ, năm Bính Tuất (tức 15 tháng 11 năm 986), là con trai thứ 5 của Lê Đại Hành. Ông là vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê, Ông trị vì 4 năm từ 1005 đến 1009. Cái chết của ông ở tuổi 24 dẫn đến việc chấm dứt nhà Tiền Lê, quyền lực rơi vào tay nhà Lý. Trong chính sử, ông được mô tả là người bạo - ngược, tính hay chém giết, ác bằng Kiệt, Trụ ngày xưa.


Long Đĩnh làm vua được 2 nǎm đổi niên hiệu là Cảnh Thụy, tự xưng là Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng đế

Lê Long Đĩnh nổi danh vì những thú vui tàn ác như giết anh, chiếm ngôi vua hay lấy việc giết làm trò chơi. Có những tội nhân phải tội hình, vua cho lấy rơm tẩm dầu quấn vào người rồi đốt cho cháy. Có trường hợp vua cho tù trèo lên cây cao rồi sai người chặt gốc cây đổ. Vua còn bỏ người vào sọt rồi đem thả xuống sông. Vua thích chí ngồi xem đao phủ thực hiện mệnh lệnh ác độc của mình tra tấn tù binh bằng các cách thức man rợ, lấy mía để trên đầu nhà sư mà róc cho tóe máu… Do sống dâm dục quá độ nên Lê Long Đĩnh mắc bệnh trĩ nặng đến mức không ngồi được, đến buổi chầu thì cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là “Ngọa triều".

Tuy nhiên, gần đây giới sử học Việt Nam đã có những cách nhìn khác về vị vua tai tiếng này, cho rằng ông đã bị các sử gia thời sau bôi nhọ để phục vụ ý đồ của nhà cai trị. Trên thực tế, nhiều nguồn sử liệu khẳng định, ông là người trọng vọng Phật giáo và là ông vua đầu tiên cử người đi lấy kinh Đại Tạng về cho Việt Nam. Ông cũng được coi là một ông vua có tư duy kinh tế và một nhà quân sự có kinh nghiệm, với 6 lần trực tiếp cầm quân ra trận. Một vị vua như vậy thì không thể là người ham mê sắc dục đến bỏ bê chính sự và bệnh nặng đến mức liệt giường.

Lê Long Đĩnh không có đền thờ riêng nhưng ông cũng được đúc tượng và thờ cùng với vua cha Lê Đại Hành tại đền Vua Lê Đại Hành ở khu di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) và đền Lăng ở quê hương Liêm Cần Thanh Liêm (Hà Nam). Lê Long Đĩnh cũng là người khai sáng tên gọi tỉnh Thái Bình, ông cũng được lập làm thành hoàng ở nhiều địa phương trong tỉnh này.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Lê Long Đĩnh:

Lê Đại Hành (941 - 1005)

  • 2 thg 12, 2
  • 195

Lê Đại Hành tên húy là Lê Hoàn, là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ 980 đến 1005. Ông là vị hoàng đế nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất ở Việt Nam. Ông không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Ông sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu, tức ngày 10 tháng 8 năm 941. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, cha là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen.

Lê Long Đĩnh (986 - 1009)

  • 2 thg 12, 2
  • 87

Lê Long Đĩnh còn có tên là Chí Trung, sinh vào tháng 10, ngày Bính Ngọ, năm Bính Tuất (tức 15 tháng 11 năm 986), là con trai thứ 5 của Lê Đại Hành. Ông là vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê, Ông trị vì 4 năm từ 1005 đến 1009. Cái chết của ông ở tuổi 24 dẫn đến việc chấm dứt nhà Tiền Lê, quyền lực rơi vào tay nhà Lý. Trong chính sử, ông được mô tả là người bạo - ngược, tính hay chém giết, ác bằng Kiệt, Trụ ngày xưa.

Lê Trung Tông (983 - 1005)

  • 2 thg 12, 2
  • 150

Lê Trung Tông tên húy là Lê Long Việt, sinh năm Quý Mùi 983 tại Hoa Lư, Ninh Bình. Ông là vị vua thứ hai của nhà Tiền Lê, tại vị được ba ngày. Ông là con thứ ba của Đại Hành hoàng đế Lê Hoàn, mẹ là Chi hậu Diệu Nữ

Lý Thái Tông (1000 - 1054)

  • 2 thg 12, 2
  • 155

Vua Lý Thái Tông tên là Lý Phật Mã và có tên khác là Lý Đức Chính, là con trai trưởng của vua Lý Thái Tổ và Hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân, con gái Lê Đại Hành và Dương Vân Nga. Ông là là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cai trị từ năm 1028 đến năm 1054. Ông sinh ngày 26 tháng 6 âm lịch năm Canh Tý, niên hiệu Ứng Thiên thứ 7 thời Tiền Lê (tức 29 tháng 7 năm 1000) ở chùa Duyên Ninh trong kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình ngày nay).

Dương Vân Nga (952 - 1000)

  • 29 thg 9, 2014
  • 99

Là hoàng hậu của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh về nhà Tiền Lê. Người con trai của bà với Đinh Tiên Hoàng tên Đinh Toàn, là vua cuối của nhà Đinh còn người con gái của bà với Lê Hoàn là Lê Thị Phất Ngân trở thành hoàng hậu của Lý Thái Tổ, mẹ vua Lý Thái Tông sau này.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_5

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->