Sự kiện lịch sử
Những sự kiện lịch sử của Việt Nam
Ban hành Quốc triều hình luật (1230 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 252
Năm 1230, Trần Thái Tông ban hành bộ Quốc triều thông chế gồm 20 quyển, quy định về tổ chức chính quyền. Sau đó qua vài lần sửa chữa bổ sung lại ban hành bộ Quốc triều hình luật. Bộ luật này là do Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu biên soạn. Nhà Trần đặt cơ quan thẩm hình viện để xét xử việc kiện cáo. Vua Trần để chuông lớn ở thềm điện Long Trì cho dân đền kêu oan khi cần. Sự tách biệt giữa vua, quan và dân chúng chưa thực sự sâu sắc.
Lập Quốc học viện và Giảng võ đường (1253 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 207
Năm 1253, vua Trần Thái Tông chuyển nhà Thái Học thành Quốc Học viện, mở rộng cho cả người học giỏi trong quần chúng bình dân và cho lập Giảng võ đường. Đây là một trường võ bị cao cấp, chuyên đào tạo các tướng lĩnh không chỉ về mặt kỹ thuật chiến đấu, mà quan trọng hơn, còn là kỹ năng chỉ huy, tham mưu. Chính từ Giảng Võ đường, nhà Trần đã đào tạo được nhiều tướng lĩnh xuất sắc cho quân đội, có đóng góp lớn cho các chiến thắng quân Nguyên-Mông bảo vệ được cho Thăng Long trường tồn.
Chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất (1258 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 404
Đầu thề kỉ thứ XIII, nước Mông Cổ thành lập. Với một lực lượng quân đội mạnh và hiếu chiến, vua Mông Cổ liên tiếp xâm lược và thống trị nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu. Quân Mông Cổ đi đến đâu cũng làm nhà cửa đổ nát, thành trì tan hoang, nhân dân bị giết hoặc bị bắt làm nô lệ. Năm 1257, để thực hiện kế hoạch "gọng kìm" tiêu diệt Nam Tống nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc, vua Mông Cổ sai tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy hơn 2 vạn quân xâm lược Đại Việt.
Chiến thắng quân Nguyên lần hai (1285 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 360
27 năm sau chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, Hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt ra lệnh chinh phạt Đại Việt với sự chuẩn bị chiến tranh tốt hơn, huy động lực lượng lớn hơn. Cuối tháng 1-1285, khoảng 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt.
Trận Hàm Tử (1285 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 472
Trận Hàm Tử là trận quyết chiến giữa quân nhà Trần do Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải chỉ huy và quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy trong cuộc Kháng chiến chống Nguyên năm1285. Trận Hàm Tử diễn ra trên đoạn Sông Hồng từ ngã ba Sông Luộc đến Thăng Long mà điểm quyết chiến là khu vực từ Tây Kết đến Hàm Tử, Chương Dương. Trận Hàm Tử diễn ra nhằm phá tan tuyến phòng thủ của quân Nguyên trên Sông Hồng, cắt đứt đường hội quân của Thoát Hoan (đóng ở Thăng Long - trên bờ bắc Sông Hồng) và quân Toa Đô từ Nghệ An về Thăng Long theo đường thuỷ dọc Sông Hồng.
Chiến thắng quân Nguyên lần ba (1288 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 193
Sau thất bại của hai cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt, vua Hốt Tất Liệt của triều đình nhà Nguyên hết sức căm giận, muốn tổ chức ngay cuộc chiến tranh lần thứ ba để trả thù, đồng thời cũng để đánh thông con đường bành trướng xuống Đông Nam Á. Hốt Tất Liệt đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, tập trung lực lượng tiến công Đại Việt. Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, vua Trần khẩn trương chuẩn bị đánh giặc.
Trận Vân Đồn (1288 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 351
Trận Vân Đồn diễn ra năm 1288 trên dòng sông Mang (Quan Lạn) gắn liền với tên tuổi của danh tướng Trần Khánh Dư. Dưới sự chỉ huy của ông, quân dân nhà Trần đã đánh tan đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của trận Bạch Đằng năm 1288.
Chiến Thắng Bạch Đằng năm 1288 (1288 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 879
Trận Bạch Đằng năm1288 xảy ra trên sông Bạch Đằng do Trần Hưng Đạo cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chỉ huy là một trận đánh quan trọng trong cuộc Kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba của lịch sử Việt Nam. Quân Nguyên bị thiệt hại vô cùng nặng, và nhiều tướng Nguyên trong đó có cả Ô Mã Nhi, Phạm Nhàn và Phàn Tiếp cũng bị bắt sống. Ngoài ra, có những 400 chiến thuyền của quân Nguyên rơi vào tay quân Trần. Đại thắng trên sông Bạch Đằng được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông.
Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, lập nhà Hồ (1400 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 466
Nhà Trần, sau biến cố Dương Nhật Lễ, cái chết của Trần Duệ Tông và sự cướp phá của Chiêm Thành, ngày càng suy sụp. Thời hậu kỳ nhà Trần, mọi việc chính sự do thượng hoàng Trần Nghệ Tông quyết định. Trần Nghệ Tông lại rất trọng dụng Hồ Quý Ly nên lúc về già thường uỷ thác mọi việc cho Quý Ly quyết định. Hồ Quý Ly đã thực hiện nhiều cuộc cải cách khá toàn diện để đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng khoảng. Sau khi Trần Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly được phong làm Phụ chính Thái Sư nhiếp chính, tước trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn quyền hành trong nước. Sau khi bức vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Thanh Hoá và giết hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần, tháng 2 năm Canh Thìn 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ.
Nhà Hồ quản lí đất nước, đổi quốc hiệu là Đại Ngu (1400 - 1407)
- 2 thg 12, 2
- 140
Năm 1400, sau khi lật đổ nhà Trần, Hồ Quý Ly tự lên ngôi vua đổi quốc hiệu là Đại Ngu. Quốc hiệu “Đại Ngu” bắt nguồn từ truyền thuyết cho rằng họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn- một vị vua của Trung Hoa cổ đại, nổi tiếng vì đã đem lại sự bình yên và thịnh vượng cho dân chúng. Chữ “Ngu”có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình”. “Đại Ngu thể hiện ước vọng của nhà Hồ về một giang sơn bình yên và rộng lớn. Sau đó vào tháng 4 năm 1407, nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và tên Đại Ngu không được dùng làm quốc hiệu từ thời điểm đó. Sau khi nhà Hậu Lê giành lại độc lập, quốc hiệu đổi lại thành Đại Việt.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống