Sự kiện lịch sử
Những sự kiện lịch sử của Việt Nam
Nguyễn Tri Phương thất thủ tại Đại đồn Chí Hòa (1861 - 1861)
- 31 thg 3, 2015
- 197
Trận đánh tại Đại đồn Chí Hòa do Nguyễn Tri Phương trấn thủ là một trận đánh trong Chiến dịch Nam Kỳ của cuộc chiến tranh giữa Thực dân Pháp và Đại Nam vào năm 1801. Thống đốc quân Nguyễn Tri Phương thất thủ, Đại đồn Chí Hòa rơi vào tay người Pháp, triều đình nhà Nguyễn từ việc thủ để hòa chuyển sang chủ hòa, đất đai Đại Nam lần lượt rơi vào tay người Pháp.
Pháp đánh chiếm Định Tường (1861 - 1861)
- 31 thg 3, 2015
- 59
Trận đánh Định Tường là một phần của cuộc chiến tranh Pháp-Việt 1858-1884 trong lịch sử Việt Nam, xảy ra từ ngày 26 tháng 3 năm 1861. Sau khi phá được Đại đồn Chí Hòa ngày 25 tháng 2 năm 1861, bộ chỉ huy thực dân Pháp thấy cần phải đánh lấy Biên Hòa và Định Tường (sau này được gọi là Trấn Định, thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) để mở rộng khu vực và cũng để ổn định các vùng đất đã đánh chiếm được, nhưng vì không đủ quân để mở cả hai mặt trận và vì sau khi cân khi cân nhắc, Thủy sư đề đốc Charner quyết định đánh chiếm Định Tường trước. Chiến thằng Định Tường giúp người Pháp lập được nhiều căn cứ quan trọng, từng bước hoàn thành công cuộc chinh phục đất đai của người Việt.
Pháp đánh chiếm Biên Hòa (1861 - 1862)
- 31 thg 3, 2015
- 62
Từ 14.12.1861 và kết thúc vào ngày 7.1.1862, Pháp đem quân đánh vào đồn Biên Hòa. Đây là cuộc chiến nằm trong chiến dịch Nam kỳ của người Pháp giai đoạn 1858 -1884. Mục đích chính của cuộc đánh chiếm là nhằm ngăn chặn các cuộc nổi dậy của phong trào kháng chiến và đề phòng những cuộc tiến công của quân triều đình Huế từ hướng Bình Thuận vào, hòng giữ vững sự đô hộ của người Pháp. Thời đó, Biên Hòa là tỉnh đầu tiên của Nam Kỳ lục tỉnh, khi đi từ Bình Thuận vào miền Nam. Năm 1808, vua Gia Long cho đổi là trấn Biên Hòa thuộc thành Gia Định. Năm 1836, vua Minh Mạng đổi là tỉnh Biên Hòa và cho xây dựng thành Biên Hòa vào một năm sau đó.Thành được xây bằng đá ong, kiểu Vauban. Chu vi dài 338 trượng, cao 8 thước 5 tấc. Ngoài thành có hào rộng 4 trượng, sâu 6 thước bao bọc xung quanh. Thành có 4 cổng và 1 kỳ đài.
Pháp chiếm thành Vĩnh Long (1862 - 1862)
- 31 thg 3, 2015
- 96
Ngày 20.3.1862, Pháp mang quân tiến đánh và chiếm đóng thành Vĩnh Long. Trận đánh Vĩnh Long nằm trong chiến dịch Nam kỳ của người Pháp. Sau khi chiến thắng tại Đại đồn Chí Hòa (2.1861) rồi tiếp đến Định Tường (1862), quan quân triều đình nhà Nguyễn bỏ đồn nhưng nghĩa sĩ yêu nước Nam kỳ vẫn tiếp tục đứng lên chống Pháp. Bất lực trước sức đề kháng của nhân dân Việt, Đề đốc Hải quân Charner đã xin từ chức. Tháng 10 năm 1861, Đô đốc L. Bonard được cử sang thay, quyết tâm thực hiện lệnh của Bộ trưởng Hải quân Pháp là phải giữ vững sự đô hộ của người Pháp ở Sài Gòn. Theo đó, kế hoạch đánh chiếm Biên Hòa và Vĩnh Long liền được thảo ra, và nhanh chóng thực hiện nhằm mở rộng khả năng càn quét, bao vây, tiêu diệt các lực lượng chống đối trên một địa bàn rộng lớn từ sông Đồng Nai đến sông Tiền, sông Hậu
Khởi nghĩa Bảy Thưa chống Pháp ở An Giang (1867 - 1873)
- 1 thg 4, 2015
- 254
Khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 - 1873) tại An Giang là cuộc kháng Pháp của nhân dân Nam kỳ do Chánh Quản cơ Trần Văn Thành làm thủ lĩnh. Sau khi quân Pháp tiến hành chiếm đóng các đồn thành ở Nam Kỳ từ Đà Nẵng đến Đại đồn Chí Hòa, Vĩnh Long... để cứu nguy nước nhà, Trần Văn Thành tự tổ chức dân binh đắp cản ở quê nhà (Cồn Nhỏ) để ngăn quân Pháp, đồng thời mang quân qua phía Rạch Giá, hỗ trợ cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực. Cuộc cản phá thất bại, Nguyễn Trung Trực bị đánh thua rút quân ra Hòn Chông (nay thuộc Kiên Lương), còn Trần Văn Thành thì dẫn lực lượng của mình vào Láng Linh dựng trại, khẩn hoang làm ruộng, luyện quân và rèn đúc vũ khí...để chuẩn bị làm cuộc đánh đuổi ngoại xâm. Bảy Thưa đã trở thành một chiến khu có tổ chức. Chánh Quản cơ Trần Văn Thành đã lợi dụng địa hình hiểm trở của vùng trũng Láng Linh hoạt động chống Pháp suốt từ năm 1867-1873, gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại và bất an.
Cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn ở Hà Tiên (1840 - 1847)
- 1 thg 4, 2015
- 205
Bất bình chính sai cai trị của nhà Nguyễn, giai đoạn từ năm 1840 đến năm 1847, ở tỉnh Hà Tiên (ngày nay là tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và một phần tỉnh Bạc Liêu) nhiều cuộc nổi dậy lớn, nhỏ chống triều đình nổ ra. Cuộc chiến kéo dài dai dẵng, gây tổn thất lớn cho triều đình cũng như nhân dân. Đến năm 1847, sau khi Nặc Ông Đôn làm vua Chân Lạp, quan quân Việt ở Trấn Tây thành (tức Phnom Penh ngày nay) rút hết về An Giang, thì chiến sự ở Nam Bộ (trong đó có tỉnh Hà Tiên) mới được yên.
Cuộc nổi dậy Lâm Sâm đời vua Thiệu Trị (1841 - 1841)
- 1 thg 4, 2015
- 90
Cuộc nổi dậy của Lâm Sâm (1841) là một cuộc khởi binh chống lại nhà Nguyễn đời vua Thiệu Trị xảy ra ở phủ Lạc Hóa (ngày nay thuộc tỉnh Trà Vinh) do Lâm Sâm àm thủ lĩnh. Thời bấy giờ, vùng đất Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên Giang là vùng đất ít được khai phá thời Nguyễn, người dân sở tại là người Khmer. Sáu đó, người Việt di dân vào lập ấp, mở rộng xóm làng. Nhiều tộc người cùng sinh sống cộng thêm chế độ cai trị hà khác của nhà Nguyễn dẫn đến mâu thuẫn sắc tộc, chống đối triều đình.
Cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn ở Ba Xuyên (1841 - 1842)
- 1 thg 4, 2015
- 77
Bất bình với chính sách "đồn điền" của triều Nguyễn, vì nó đã tạo ra cơ hội cho quan lại cùng địa chủ đổ xô đến Ba Xuyên, Lạc Hóa...chiếm đoạt ruộng đất. Bên cạnh đó, chủ trương nhằm thay đổi phong tục tập quán cùng việc cải cách tổ chức nông thôn của tộc người Khmer ở Nam Bộ, khiến họ mất quyền tự trị càng gây thêm căm phẫn. Bực dọc âm ỉ cho đến đầu năm 1841, thì tộc người Khmer ở Ba Xuyên (phủ Ba Xuyên thời bấy giờ ngày nay là tỉnh Sóc Trăng) nổi dậy chống đối triều đình. Cuộc nổi dậy Ba Xuyên do hai thủ lĩnh là Sơn Tốt và Trần Lâm cùng chỉ huy, khởi phát từ tháng 3 năm Tân Sửu (1841) đến khoảng đầu năm sau (1842) thì bị đánh tan. Thời điểm này, vua Thiệu Trị trị vì.
Cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn của Ba Nhàn và Tiền Bột (1833 - 1843)
- 1 thg 4, 2015
- 49
Khởi nghĩa Ba Nhàn, Tiền Bột bùng lên năm 1833, là cuộc đấu tranh chống triều Nguyễn, do Nguyễn Văn Nhàn và Lê Văn Bột làm đồng thủ lĩnh, khởi phát từ Sơn Tây vào đầu thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam. Với khẩu hiệu "lấy của nhà giàu, chia cho dân nghèo", Ba Nhàn và Tiền Bột đứng ra ngầm vận động giới dân nghèo cùng nổi dậy chống áp bức, được rất nhiều người nghe theo. Cuộc nổi dậy Ba Nhàn - Tiền Bột kéo dài trong vòng 10 năm đến năm 1843, nghĩa quân suy yếu, Ba Nhàn bị bắt, Tiền Bột ra đầu thú.
Cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn ở Đá Vách Quảng Ngãi (1803 - 1883)
- 1 thg 4, 2015
- 104
Phong trào nổi dậy ở Đá Vách (1803 - 1883) là tên gọi một loạt nhiều cuộc nổi dậy của người dân tộc thiểu số ở khu vực Quảng Ngãi, Việt Nam. Phong trào kéo dài từ buổi đầu triều đại vua Gia Long đến suốt hơn nửa thế kỷ. Nguyên do chính sách cai trị của triều đình nhà Nguyễn, sưu cao thuế nặng, quan lại và địa chủ tham lam nhũng nhiều người dân và còn xúc phạm đến phong tục đời sống của đồng dân tộc thiểu số ở khu vực Đá Vách. Đây là cuộc chiến bền bỉ của nhân dân Đá Vách dưới thời nhà Nguyễn.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống