Sự kiện Pháp đánh chiếm Định Tường (1861 - 1861)

Trận đánh Định Tường là một phần của cuộc chiến tranh Pháp-Việt 1858-1884 trong lịch sử Việt Nam, xảy ra từ ngày 26 tháng 3 năm 1861. Sau khi phá được Đại đồn Chí Hòa ngày 25 tháng 2 năm 1861, bộ chỉ huy thực dân Pháp thấy cần phải đánh lấy Biên Hòa và Định Tường (sau này được gọi là Trấn Định, thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) để mở rộng khu vực và cũng để ổn định các vùng đất đã đánh chiếm được, nhưng vì không đủ quân để mở cả hai mặt trận và vì sau khi cân khi cân nhắc, Thủy sư đề đốc Charner quyết định đánh chiếm Định Tường trước. Chiến thằng Định Tường giúp người Pháp lập được nhiều căn cứ quan trọng, từng bước hoàn thành công cuộc chinh phục đất đai của người Việt.

Pháp đánh chiếm Định Tường (1861 - 1861):

Diễn biễn lịch sử:

Trận đánh Định Tường là một phần của cuộc chiến tranh Pháp-Việt 1858-1884 trong lịch sử Việt Nam, xảy ra từ ngày 26 tháng 3 năm 1861. Sau khi phá được Đại đồn Chí Hòa ngày 25 tháng 2 năm 1861, bộ chỉ huy thực dân Pháp thấy cần phải đánh lấy Biên Hòa và Định Tường (sau này được gọi là Trấn Định, thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) để mở rộng khu vực và cũng để ổn định các vùng đất đã đánh chiếm được, nhưng vì không đủ quân để mở cả hai mặt trận và vì sau khi cân khi cân nhắc, Thủy sư đề đốc Charner quyết định đánh chiếm Định Tường trước. Chiến thằng Định Tường giúp người Pháp lập được nhiều căn cứ quan trọng, từng bước hoàn thành công cuộc chinh phục đất đai của người Việt.


Ngày 26 tháng 3 năm 1861, Trung tá Hải quân Bourdairs, từ 15 ngày nay đã đóng chốt tại cửa kênh Trạm, nhận được lệnh khởi sự hành quân vào Định Tường.

Ngày 5-4-1861, liên quân Pháp - Tây Ban Nha với 1 chiến thuyền lớn, 6 pháo hạm nhỏ và nhiều súng trường, đại bác tập hợp tại vàm kinh Gù. Sau 20 ngày vất vả vì nạn dịch tả hoành hành, lại bị các bè hỏa công và thần công của lực lượng phòng ngự, cuối cùng địch đã phá được 8 cản hàn và 6 pháo đài phòng ngự.

Trên đường tiến công, chiều ngày 10-4-1861 quân Pháp bị thất bại lớn. Tại Bến Chùa (Trung Lương), pháo hạm Monge đã bị trúng ba quả thần công của quân nhà Nguyễn, Trung tá Bourdais và 5 thủy thủ bỏ mạng. Sau này chỉ huy Liên quân là Đại tá Thủy quân Lục chiến Duquilo xác nhận, quân dân Định Tường rất gan dạ. Trung tá Bourdais chết là một thất bại lớn đối với chúng.

Ngày 10.4.1861 quân Pháp đã cho 3 pháo hạm khác phá cản hàn tại vàm cửa Tiểu, mặc cho pháo đài trên cù lao nã pháo truy đuổi, chúng vẫn chạy thoát. Tương tự, chúng đã phá cản hàn tại vàm Kỳ Hôn và chạy thoát hai tầm đạn của hai pháo đài bảo vệ. Trong thành, Tuần phủ Nguyễn Hữu Thành và Án sát Huỳnh Mẫn Đạt biết không thể nào giữ được nên trưa ngày 12-4-1861, đã ra lệnh thiêu hủy toàn bộ kho tàng, gom vũ khí và tài liệu rút về Vĩnh Long ba giờ trước khi tàu địch đến.Tổng đốc Long Tường là Trương Văn Uyển phái Án sát Nguyễn Duy Quang và Lãnh binh Tôn Thất Tuấn đem 1.000 quân Vĩnh Long cứu viện Định Tường. Đội quân này đóng bên hữu, ngoài thành. Thấy tình thế không giữ thành được đã cùng quân Định Tường rút về Vĩnh Long.

Ngày 12.4.1861, đoàn tàu chiến của tướng Page đã chiếm lĩnh thành Mỹ Tho mà không hề tốn một viên đạn. Ngày 14 tháng 4, đoàn quân thủy bộ của Trung tá Desvaux mới vào bên trong thành. Cũng ngày này, quân Pháp tiến chiếm luôn Tân Hòa

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Huỳnh Mẫn Đạt (1807 - 1883)

  • 2 thg 10, 2014
  • 99

Huỳnh Mẫn Đạt (1807-1883) quê ở làng Tân Hội, huyện Tân Long, tỉnh Gia Định ( nay là TP. HCM ); có sách cho rằng ông là người ở Rạch Giá - Kiên Giang.

Nguyễn Công Nhàn

  • 31 thg 3, 2015
  • 34

Nguyễn Công Nhàn (?-?) là danh tướng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Dưới thời nhà Nguyễn ông được giao nhiệm vụ trấn giữ thành Mỹ Tho. Năm 1861, quân Pháp tấn công Định Tường, Nguyễn Công Nhàn đã bỏ thành Mỹ Tho để đào thoát, hành động này đã bị nhiều người Việt chê trách. Tuy nhiên xét khía cạnh khác, ông vẫn được xem là người có công giữ gìn bờ cõi, là người chủ xướng việc đào kênh Vĩnh An Hà ở An Giang đem lại nhiều lợi ích thiết thực.

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Mỹ Tho

  • 2 thg 12, 2
  • 200

Mỹ Tho là đô thị loại II và là tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang (trước đó là tỉnh Mỹ Tho), vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Vào thế kỷ 17, Mỹ Tho cùng với Cù Lao Phố, Đồng Nai là trong 2 trung tâm thương mại tấp nập nhất Nam Bộ.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_2

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_3

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->