Tiểu sử của Nguyễn Công Nhàn
Nguyễn Công Nhàn (?-?) là danh tướng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Dưới thời nhà Nguyễn ông được giao nhiệm vụ trấn giữ thành Mỹ Tho. Năm 1861, quân Pháp tấn công Định Tường, Nguyễn Công Nhàn đã bỏ thành Mỹ Tho để đào thoát, hành động này đã bị nhiều người Việt chê trách. Tuy nhiên xét khía cạnh khác, ông vẫn được xem là người có công giữ gìn bờ cõi, là người chủ xướng việc đào kênh Vĩnh An Hà ở An Giang đem lại nhiều lợi ích thiết thực.
Nguyễn Công Nhàn:
Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Nguyễn Công Nhàn:
Năm | Tuổi | Địa điểm | Sự kiện |
---|---|---|---|
... | ... | ... | Nguyễn Công Nhàn được sinh ra |
1861 | ... | Mỹ Tho | Pháp đánh chiếm Định Tường |
... | ... | ... | Nguyễn Công Nhàn mất |
Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Công Nhàn:
Nguyễn Công Nhàn (?-?) là danh tướng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Dưới thời nhà Nguyễn ông được giao nhiệm vụ trấn giữ thành Mỹ Tho. Năm 1861, quân Pháp tấn công Định Tường, Nguyễn Công Nhàn đã bỏ thành Mỹ Tho để đào thoát, hành động này đã bị nhiều người Việt chê trách. Tuy nhiên xét khía cạnh khác, ông vẫn được xem là người có công giữ gìn bờ cõi, là người chủ xướng việc đào kênh Vĩnh An Hà ở An Giang đem lại nhiều lợi ích thiết thực.
Nguyễn Công Nhàn sinh ở Biên Hòa. Lớn lên, ông học ở trường đào tạo võ nghệ Anh Danh do triều Nguyễn thành lập, được bổ làm lính hiệu nhờ học giỏi. Năm Minh Mạng thứ 19 (1838), Nguyễn Công Nhàn làm Phó vệ úy Khánh Hòa, rồi Định Tường, sau đó được thăng làm được thăng Vệ úy. Cuối năm 1839, ông được điều sang Trấn Tây thành (Chân Lạp) làm Phó lãnh binh. Năm 1840, Nguyễn Công Nhàn được thăng làm Lãnh binh Trấn Tây thành. Cũng trong năm này, ông đem khoảng 700 quân đánh mấy ngày liền, phá tan hơn 10 đồn của quân Xiêm từ Mi Súc đến Tà Sà, thu được rất nhiều vũ khí. Lần này, ông được vua Minh Mạng thưởng cho một tấm bài vàng có khắc chữ "hùng dũng tướng" để đeo.
Dười thời nhà Nguyễn, Nguyễn Công Nhàn được bổ nhiệm nhiều chức vụ nhờ lập được nhiều công lao. Năm 1841, vua Minh Mạng qua đời, vua Thiệu Trị kế ngôi. Nhà vua mới duyệt xét chiến công, thăng cho Nguyễn Công Nhàn làm thự Chưởng vệ, sung Tham tán. Năm Tự Đức thứ 9 (1856), Nguyễn Công Nhàn được thăng Chưởng vệ, lãnh chức Tuần phủ Hà Tiên, kiêm Bố chính sứ.
Đầu năm 1859, quân Pháp hãm thành Gia Định, Tổng thống quân vụ là Tôn Thất Hiệp xin cho ông làm Đề đốc quân vụ để cùng chống ngăn quân xâm lược. Ngày 17 tháng 2 năm 1859, thành Gia Định thất thủ. Tháng 7, Nguyễn Công Nhàn được bổ làm Hộ lý An Giang, rồi Tổng đốc Định Tường. Ngày 26 tháng 3 năm 1861, quân Pháp tổ chức tấn công Định Tường, Nguyễn Công Nhàn bỏ chạy về Kiến Đăng. Để thành Mỹ Tho mất, ông bị lột hết chức tước.
Đáng nhắc đến trong cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Công Nhàn đó là việc ông chủ xướng đào kênh Vĩnh An. Năm 1843, Đốc bộ Nguyễn Công Nhàn hiệp cùng thự Tổng đốc Long Tường Nguyễn Tri Phương, Tuần phủ An Giang Nguyễn Công Trứ cùng xin vua cho khởi đào kênh Tân Châu (nay là kênh Vĩnh An) ở tỉnh An Giang.
Tài liệu tham khảo:
vi.wikipedia.org
Đia chí An Giang, 2007 (quyển 2, tr.229),
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống