Sự kiện Cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn của Ba Nhàn và Tiền Bột (1833 - 1843)
Khởi nghĩa Ba Nhàn, Tiền Bột bùng lên năm 1833, là cuộc đấu tranh chống triều Nguyễn, do Nguyễn Văn Nhàn và Lê Văn Bột làm đồng thủ lĩnh, khởi phát từ Sơn Tây vào đầu thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam. Với khẩu hiệu "lấy của nhà giàu, chia cho dân nghèo", Ba Nhàn và Tiền Bột đứng ra ngầm vận động giới dân nghèo cùng nổi dậy chống áp bức, được rất nhiều người nghe theo. Cuộc nổi dậy Ba Nhàn - Tiền Bột kéo dài trong vòng 10 năm đến năm 1843, nghĩa quân suy yếu, Ba Nhàn bị bắt, Tiền Bột ra đầu thú.
Cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn của Ba Nhàn và Tiền Bột (1833 - 1843):
Diễn biễn lịch sử:
Khởi nghĩa Ba Nhàn, Tiền Bột bùng lên năm 1833, là cuộc đấu tranh chống triều Nguyễn, do Nguyễn Văn Nhàn và Lê Văn Bột làm đồng thủ lĩnh, khởi phát từ Sơn Tây vào đầu thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam. Với khẩu hiệu "lấy của nhà giàu, chia cho dân nghèo", Ba Nhàn và Tiền Bột đứng ra ngầm vận động giới dân nghèo cùng nổi dậy chống áp bức, được rất nhiều người nghe theo. Cuộc nổi dậy Ba Nhàn - Tiền Bột kéo dài trong vòng 10 năm đến năm 1843, nghĩa quân suy yếu, Ba Nhàn bị bắt, Tiền Bột ra đầu thú.
Ba Nhàn (Nguyễn Văn Nhàn) xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở xóm Giếng, xã Dẫn Tự, huyện Bạch Hạc, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây (nay là thôn Dẫn Tự, thuộc xã Tân Cương, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc), hợp quân "lấy của giàu chia cho người nghèo", liên kết với Lê Văn Bột và nhiều người khác nổi dậy hoạt động ở vùng trung du tỉnh Sơn Tây (ngày nay là tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ), đặt căn cứ ở Rừng Khâm (chân núi Tam Đảo).
Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 3 (âm lịch) năm 1833, Ba Nhàn và Tiền Bột nhận lời hội quân với thủ lĩnh Lê Duy Lương (ở Ninh Bình) và Đinh Công Tiến (ở Thanh Hóa), để cùng đi vây đánh tỉnh thành Hưng Hóa. Cuộc bao vây kéo dài đến mấy tuần lễ, quân triều đình sắp thua thì được ứng cứu. Sau khi cuộc khởi nghĩa Lê Duy Lương yếu đi thì nghĩa quân Ba Nhàn bỏ căn cứ Rừng Khâm về xây căn cứ mới tại Vụ Quang (Phú Thọ).
Tháng 7.1834, nghĩa quân Ba Nhàn - Tiền Bột lên Tuyên Quang phối hợp với nghĩa quân Nông Văn Vân đánh đồn Đại Đống (Tuyên Quang) nhưng cả hai lần đều không thực hiện được.Ngày 14.6, đông đảo quân triều hay tin kéo nhau đến vây đánh. Thua trận, Ba Nhàn và Tiền Bột phải cho quân tản vào rừng sâu và lùi dần về phía Sơn Tây. Nôn nóng, đích thân Tiền Bột lên Bảo Lạc gặp Nông Văn Vân, lập ra một kế hoạch mới.Song một lần nữa việc liên kết lại thất bại, vì gần đến ngày hẹn thì đại quân nhà Nguyễn đang rầm rộ tiến lên vùng Việt Bắc, trong đó đội quân chủ lực sẽ đánh vào Vân Trung (Bảo Lạc), đại bản doanh của Nông Văn Vân.
Tháng 2 (âm lịch) năm 1835, Nông Văn Vân bị quan quân truy đuổi (bị chết cháy trong rừng Thẩm Bát vào tháng sau), cuộc nổi dậy của Lê Duy Lương do anh em họ Quách chỉ huy cũng đang dần tàn lụi, Ba Nhàn và Tiền Bột đành phải cho quân ẩn nấp ở vùng rừng núi Lâm Thao và Đoan Hùng. Năm 1843 Ba Nhàn bị bắt, Tiền Bột ra đầu thú.
Tài liệu tham khảo:
Địa điểm liên quan đến sự kiện này
Phú Thọ
- 7 thg 9, 2014
- 186
Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam, có vị trí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Phú Thọ nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc), phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây tiếp giáp thành phố Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Phú Thọ cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách Trung tâm thành phố Hà Nội 80km, cách cảng Hải Phòng 170km, cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu (giữa Lào Cai - Việt Nam và Vân Nam - Trung Quốc) và cửa khẩu Thanh Thủy – Lạng Sơn 200km và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Đà và sông Lô
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống