Sự kiện Pháp chiếm thành Vĩnh Long (1862 - 1862)
Ngày 20.3.1862, Pháp mang quân tiến đánh và chiếm đóng thành Vĩnh Long. Trận đánh Vĩnh Long nằm trong chiến dịch Nam kỳ của người Pháp. Sau khi chiến thắng tại Đại đồn Chí Hòa (2.1861) rồi tiếp đến Định Tường (1862), quan quân triều đình nhà Nguyễn bỏ đồn nhưng nghĩa sĩ yêu nước Nam kỳ vẫn tiếp tục đứng lên chống Pháp. Bất lực trước sức đề kháng của nhân dân Việt, Đề đốc Hải quân Charner đã xin từ chức. Tháng 10 năm 1861, Đô đốc L. Bonard được cử sang thay, quyết tâm thực hiện lệnh của Bộ trưởng Hải quân Pháp là phải giữ vững sự đô hộ của người Pháp ở Sài Gòn. Theo đó, kế hoạch đánh chiếm Biên Hòa và Vĩnh Long liền được thảo ra, và nhanh chóng thực hiện nhằm mở rộng khả năng càn quét, bao vây, tiêu diệt các lực lượng chống đối trên một địa bàn rộng lớn từ sông Đồng Nai đến sông Tiền, sông Hậu
Pháp chiếm thành Vĩnh Long (1862 - 1862):
Diễn biễn lịch sử:
Ngày 20.3.1862, Pháp mang quân tiến đánh và chiếm đóng thành Vĩnh Long. Trận đánh Vĩnh Long nằm trong chiến dịch Nam kỳ của người Pháp. Sau khi chiến thắng tại Đại đồn Chí Hòa (2.1861) rồi tiếp đến Định Tường (1862), quan quân triều đình nhà Nguyễn bỏ đồn nhưng nghĩa sĩ yêu nước Nam kỳ vẫn tiếp tục đứng lên chống Pháp. Bất lực trước sức đề kháng của nhân dân Việt, Đề đốc Hải quân Charner đã xin từ chức. Tháng 10 năm 1861, Đô đốc L. Bonard được cử sang thay, quyết tâm thực hiện lệnh của Bộ trưởng Hải quân Pháp là phải giữ vững sự đô hộ của người Pháp ở Sài Gòn. Theo đó, kế hoạch đánh chiếm Biên Hòa và Vĩnh Long liền được thảo ra, và nhanh chóng thực hiện nhằm mở rộng khả năng càn quét, bao vây, tiêu diệt các lực lượng chống đối trên một địa bàn rộng lớn từ sông Đồng Nai đến sông Tiền, sông Hậu
Trận đánh Vĩnh Long diễn ra từ ngày 20.3 đến 23.3.1862. Chiếm được Định Tường, quân Pháp thừa thắng xông lên chiếm thành Vĩnh Long.
Ngày 20.3.1862, đoàn chiến thuyền của Pháp đã áp sát thành Vĩnh Long, rồi bắt đầu nổ súng. Quân triều đình chống cự kịch liệt trên các ngọn rạch và chung quanh thành. Trận đánh kéo dài đến tối ngày 22. 3, thì các ổ đại bác của quân Nguyễn đều bị phá. Đêm đó, Tổng đốc Trương Văn Uyển cho lệnh đốt hết kho tàng, dinh thự rồi rút chạy về đồn Thị Bảo, rồi chạy thẳng lên huyện Duy Minh. Sáng ngày 23.3, quân Pháp ung dung tiến vào chiếm đoạt thành, mà không gặp bất kỳ sự kháng cự nào nữa. Vào thành, quân Pháp thu được 68 cổ đại bác.
Nghe tin thành Vĩnh Long đã mất, vua Tự Đức trách Trương Văn Uyển là không biết chọn chỗ hiểm yếu mà đặt đồn, làm thành cái thế không thể bị đánh bật, mà chỉ chuyên dựa vào hai nơi là Thanh Mỹ và Vĩnh Tùng. Xét tội, các quan tỉnh thành có trách nhiệm đều bị cách lưu, nhưng vẫn phải lo việc thu tập binh dũng, khí giới, lương thực...để hỗ trợ cho các quan quân và nghĩa dân còn đang hoạt động ở các nơi khác.
Đầu tháng 5 năm 1862, sau khi cùng các đình thần bàn bạc, vua Tự Đức sai quan thông báo cho phía Pháp đề nghị "giảng hòa"
Tài liệu tham khảo:
vi.wikipedia.org
Lịch sử Việt Nam (1858-cuối XIX) (Quyển 3, Tập 1, Phần 1). Nhà xuất bản Giáo dục, 1979.
Hỏi đáp lịch sử (Tập 4). Nhà xuất bản Trẻ, 2007.
Nhân vật liên quan đến sự kiện này
Phan Thanh Giản (1796 - 1867)
- 2 thg 12, 2
- 181
Phan Thanh Giản tự Tĩnh Bá, Đạm Như, hiệu Ước Phu, Lương Khê; là một danh sĩ, một đại thần triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh ngày 12 tháng 10, năm Bính Thìn (1796) tại làng Tân Thạnh, huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, tỉnh Vĩnh Long, nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Địa điểm liên quan đến sự kiện này
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống