Sự kiện Khởi nghĩa Bảy Thưa chống Pháp ở An Giang (1867 - 1873)
Khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 - 1873) tại An Giang là cuộc kháng Pháp của nhân dân Nam kỳ do Chánh Quản cơ Trần Văn Thành làm thủ lĩnh. Sau khi quân Pháp tiến hành chiếm đóng các đồn thành ở Nam Kỳ từ Đà Nẵng đến Đại đồn Chí Hòa, Vĩnh Long... để cứu nguy nước nhà, Trần Văn Thành tự tổ chức dân binh đắp cản ở quê nhà (Cồn Nhỏ) để ngăn quân Pháp, đồng thời mang quân qua phía Rạch Giá, hỗ trợ cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực. Cuộc cản phá thất bại, Nguyễn Trung Trực bị đánh thua rút quân ra Hòn Chông (nay thuộc Kiên Lương), còn Trần Văn Thành thì dẫn lực lượng của mình vào Láng Linh dựng trại, khẩn hoang làm ruộng, luyện quân và rèn đúc vũ khí...để chuẩn bị làm cuộc đánh đuổi ngoại xâm. Bảy Thưa đã trở thành một chiến khu có tổ chức. Chánh Quản cơ Trần Văn Thành đã lợi dụng địa hình hiểm trở của vùng trũng Láng Linh hoạt động chống Pháp suốt từ năm 1867-1873, gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại và bất an.
Khởi nghĩa Bảy Thưa chống Pháp ở An Giang (1867 - 1873):
Diễn biễn lịch sử:
Khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 - 1873) tại An Giang là cuộc kháng Pháp của nhân dân Nam kỳ do Chánh Quản cơ Trần Văn Thành làm thủ lĩnh. Sau khi quân Pháp tiến hành chiếm đóng các đồn thành ở Nam Kỳ từ Đà Nẵng đến Đại đồn Chí Hòa, Vĩnh Long... để cứu nguy nước nhà, Trần Văn Thành tự tổ chức dân binh đắp cản ở quê nhà (Cồn Nhỏ) để ngăn quân Pháp, đồng thời mang quân qua phía Rạch Giá, hỗ trợ cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực. Cuộc cản phá thất bại, Nguyễn Trung Trực bị đánh thua rút quân ra Hòn Chông (nay thuộc Kiên Lương), còn Trần Văn Thành thì dẫn lực lượng của mình vào Láng Linh dựng trại, khẩn hoang làm ruộng, luyện quân và rèn đúc vũ khí...để chuẩn bị làm cuộc đánh đuổi ngoại xâm. Bảy Thưa đã trở thành một chiến khu có tổ chức. Chánh Quản cơ Trần Văn Thành đã lợi dụng địa hình hiểm trở của vùng trũng Láng Linh hoạt động chống Pháp suốt từ năm 1867-1873, gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại và bất an.
Từ 3.1873, thực dân Pháp cho quân đánh đồn Hờ ở rạch Cái Dầu (Châu Phú), và uy hiếp đồn Nghệ. Quân giặc nã đại bác vào trước và bắt dân dọn đường. Qua 5 ngày chiến đấu, quân Trần Văn Thành lui dần.
Ngày 19.3.1873, hải quân Pháp từ Châu Đốc tiến vào đánh đồn Cái Môn (nay thuộc xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú). Bọn chúng chiếm được đồn. Cùng ngày ấy, tàu chiến Pháp đậu tại vàm rạch Mặc Cần Dưng (nay thuộc Châu Thành, An Giang), cho quân dùng xuồng nhỏ vào ngọn rạch Mặc Cần Dưng để tiến tới ngọn Hang Tra là nơi Trần Văn Thành đang chỉ huy chiến cuộc. Biết mình đang bị bao vây, nguy khốn nhưng Trần Văn Thành và nghĩa quân vẫn cương quyết chiến đấu.
Ngày 21.2.1873, quân Pháp bắt đầu xung phong đánh chiếm đồn Bảy Thưa. Mặc dù quân Chánh Quản cơ Trần Văn Thành đã chống trả quyết liệt và dũng cảm nhưng trước hỏa lực áp đảo của giặc Pháp, cuối cùng đồn Bảy Thưa cũng bị thất thủ. Quân Pháp cay cú nổi lửa thiêu hủy Bảy Thưa rồi mang xác ông Thành về bày tại chợ Cái Dầu (Châu Phú) để thị uy dân chúng.
Tài liệu tham khảo:
Nhân vật liên quan đến sự kiện này
Trần Văn Thành (1818 - 1873)
- 1 thg 4, 2015
- 80
Chánh Quản cơ Trần Văn Thành sinh năm 1818 trong một gia đình nông dân tại ấp Bình Phú (Cồn Nhỏ), làng Bình Thạnh Đông, quận Châu Phú Hạ, tỉnh Châu Đốc (nay là xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Năm 1840, Trần Văn Thành tham gia quân đội nhà Nguyễn. Do có sức khỏe, giỏi võ nghệ, biết chữ nghĩa nên ông được cử làm suất đội (chỉ huy 50 lính), từng đóng quân bảo hộ ở Chân Lạp. Năm 1845, sau khi lập được nhiều công lao, ông được thăng làm Chánh quản cơ, coi 500 quân, đồn trú ở Châu Đốc để giữ gìn biên cương phía Tây Nam.
Địa điểm liên quan đến sự kiện này
An Giang
- 7 thg 9, 2014
- 146
An Giang là tỉnh có dân số đông nhất và diện tích đứng thứ 4 (sau tỉnh Kiên Giang, tỉnh Cà Mau và tỉnh Long An) ở đồng bằng sông Cửu Long, thuộc miền Nam Việt Nam. Một phần của An Giang nằm trong tứ giác Long Xuyên. Tháng 7/2013, An Giang là tỉnh đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Long Xuyên và Châu Đốc). Thành phố Long Xuyên nằm bên bờ sông Hậu, có truyền thống văn hóa đặc trưng của một thành phố miền Tây với chợ nổi trên sông và nhiều di tích thắng cảnh khác. Thành phố Châu Đốc là thành phố biên giới, nổi tiếng với cụm di tích và thắng cảnh ở núi Sam.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống