Sự kiện Cuộc nổi dậy Lâm Sâm đời vua Thiệu Trị (1841 - 1841)

Cuộc nổi dậy của Lâm Sâm (1841) là một cuộc khởi binh chống lại nhà Nguyễn đời vua Thiệu Trị xảy ra ở phủ Lạc Hóa (ngày nay thuộc tỉnh Trà Vinh) do Lâm Sâm àm thủ lĩnh. Thời bấy giờ, vùng đất Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên Giang là vùng đất ít được khai phá thời Nguyễn, người dân sở tại là người Khmer. Sáu đó, người Việt di dân vào lập ấp, mở rộng xóm làng. Nhiều tộc người cùng sinh sống cộng thêm chế độ cai trị hà khác của nhà Nguyễn dẫn đến mâu thuẫn sắc tộc, chống đối triều đình.

Cuộc nổi dậy Lâm Sâm đời vua Thiệu Trị (1841 - 1841):

Diễn biễn lịch sử:

Cuộc nổi dậy của Lâm Sâm (1841) là một cuộc khởi binh chống lại nhà Nguyễn đời vua Thiệu Trị xảy ra ở phủ Lạc Hóa (ngày nay thuộc tỉnh Trà Vinh) do Lâm Sâm àm thủ lĩnh. Thời bấy giờ, vùng đất Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên Giang là vùng đất ít được khai phá thời Nguyễn, người dân sở tại là người Khmer. Sáu đó, người Việt di dân vào lập ấp, mở rộng xóm làng. Nhiều tộc người cùng sinh sống cộng thêm chế độ cai trị hà khác của nhà Nguyễn dẫn đến mâu thuẫn sắc tộc, chống đối triều đình.


Tháng 3 (nhuận) năm 1841, Lâm Sâm khởi binh tiến đánh phủ lỵ Lạc Hóa, binh lính chống đỡ không nổi, viên Tri phủ bỏ chạy, cấp báo về tỉnh Vĩnh Long. Bố chính Trần Tuyên (hay Trần Trung Tiên) liền trực tiếp cầm quân ứng cứu. Từ Vĩnh Long, ông kéo quân đến đồn Nguyệt Lãng vừa tiến vừa thăm dò, ngót 20 ngày mới tới sóc Lò Ngò, liền bị hơn ngàn quân nổi dậy kéo ra ngăn lại và sau đó bị giết chết.

Nhân đà thắng lợi, Lâm Sâm thúc quân đến vây đánh tấn Định An, chém chết viên Thủ ngự rồi nhanh chóng rút lui.Tháng 4 âm lịch (1841), Lâm Sâm lại dẫn hơn 300 quân đến vây đánh đồn Nguyệt Lãng và nhiều đồn trại của quân triều đình trên bờ sông Trà Vinh. Đồng thời, cử người chỉ huy 2000 quân kéo lên chiếm giữ Giồng Sang, ngăn đường tiến của quân triều đình theo sông Cổ Chiên vào cứu viện. Kể từ đó, lực lượng nổi dậy kể như hoàn toàn làm chủ huyện lỵ Trà Vinh.

Vua Thiệu Trị điều Tham tán thành Trấn Tây là Nguyễn Tiến Lâm từ Nam Vang về nước, để nắm quyền tổng chỉ huy cuộc trấn áp. Ngoài ra, nhà vua còn điều thêm hai tướng là Nguyễn Công Trứ (về nước cùng với Nguyễn Tiến Lâm), Nguyễn Tri Phương và Tổng đốc Bùi Công Huyên đánh dẹp.

Đối với quân triều đình, Lâm Sâm cử thuộc cấp là Trần Hồng mang vài ngàn quân đến đánh phá vùng sóc Kỷ La, yểm trợ cho nhau. Thấy khó giữ, quân Lâm Sâm nhanh chóng rút hết quân về củng cố các căn cứ ở vùng Trà Cú, Xoài Xiêm thuộc huyện Tuân Nghĩa, sau khi chiếm giữ huyện lỵ Trà Vinh suốt trong 4 tháng (từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1841).

Cuối tháng 6. 1841, quân nổi dậy tựa vào chỗ hiểm để chống giữ, rồi lừa cho đại quân lọt vào trận địa phục kích, gây tổn thất nặng cho quân triều.Đến tháng 8, Lâm Sâm cho di chuyển quân về lập căn cứ ở Chrui-Ton-Xa thuộc Ba Xao, gần sông lớn để có thể tiến thoái, lại có thể phối hợp với hai cuộc nổi dậy ở Ba Xuyên (Sóc Trăng) do thủ lĩnh Sơn Tốt và thủ lĩnh Trần Lâm đứng đầu. Tháng 10.1841, căn cứ của Lâm Sâm bị quân triều đình đánh tan.

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858)

  • 2 thg 12, 2
  • 351

Nguyễn Công Trứ tên tục là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn, sinh ngày 01 tháng 11 năm Mậu Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 39, tức ngày 19 tháng 12 năm 1778; người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cha là Nguyễn Công Tấn, đậu cử nhân năm hai mươi bốn tuổi, làm giáo thụ phủ Anh Sơn, Nghệ An, sau thăng làm tri huyện Quỳnh Côi, rồi tri phủ Tiên Hưng, Thái Bình. Khi quân đội Tây Sơn ra Bắc chiếm Thăng Long, Nguyễn Công Tấn xướng nghĩa cần vương chống lại, không thành, ông đưa gia đình về quê mở trường dạy học. Nguyễn Huệ mấy lần mời ra làm quan, ông đều từ chối.

Thiệu trị (1807 - 1847)

  • 2 thg 12, 2
  • 162

Hoàng đế Thiệu Trị là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1841 đến 1847. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa, sinh ngày 11 tháng 5 năm Đinh Mão, tức 16 tháng 6 năm 1807, tại Huế. 13 ngày sau khi sinh hạ Miên Tông, thân mẫu của ông mất.

Nguyễn Tri Phương (1800 - 1873)

  • 2 thg 12, 2
  • 170

Nguyễn Tri Phương (1800-1873) là một đại danh thần thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873).

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_9

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_3

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->