Sự kiện Nguyễn Tri Phương thất thủ tại Đại đồn Chí Hòa (1861 - 1861)

Trận đánh tại Đại đồn Chí Hòa do Nguyễn Tri Phương trấn thủ là một trận đánh trong Chiến dịch Nam Kỳ của cuộc chiến tranh giữa Thực dân Pháp và Đại Nam vào năm 1801. Thống đốc quân Nguyễn Tri Phương thất thủ, Đại đồn Chí Hòa rơi vào tay người Pháp, triều đình nhà Nguyễn từ việc thủ để hòa chuyển sang chủ hòa, đất đai Đại Nam lần lượt rơi vào tay người Pháp.

Nguyễn Tri Phương thất thủ tại Đại đồn Chí Hòa (1861 - 1861):

Diễn biễn lịch sử:

Trận đánh tại Đại đồn Chí Hòa do Nguyễn Tri Phương trấn thủ là một trận đánh trong Chiến dịch Nam Kỳ của cuộc chiến tranh giữa Thực dân Pháp và Đại Nam vào năm 1801. Thống đốc quân Nguyễn Tri Phương thất thủ, Đại đồn Chí Hòa rơi vào tay người Pháp, triều đình nhà Nguyễn từ việc thủ để hòa chuyển sang chủ hòa, đất đai Đại Nam lần lượt rơi vào tay người Pháp.


Năm 1860, vua Tự Đức sung chức Gia Định Quân thứ cho tướng Nguyễn Tri Phương, để cùng Tham tán đại thần Phạm Thế Hiển, trông coi việc quân sự ở miền Nam. Để đương đầu với thực dân Pháp ở Gia Định, ngay khi mới vào thay tướng Tôn Thất Hiệp, Nguyễn Tri Phương đã cho tập trung sức quân, sức dân vào việc xây dựng một đại đồn lớn, để ngăn chặn và đánh bại các cuộc tấn công của liên quân Pháp - Tây Ban Nha.

Đại đồn mới của Nguyễn Tri Phương được xây dựng từ tháng 8 năm 1860 đến tháng 2 năm 1861 mới hoàn thành. Do công trình này ở tại làng chí Hòa nên được gọi là Đại đồn chí Hòa.Đại đồn dài 3.000m, rộng 1.000m, được chia làm năm khu bằng nhau, ngăn cách bằng một bờ rào gỗ có cửa. Tường đồn được xây bằng đất sét và đá ong, cao 3,5m, dày 2m, có rất nhiều lỗ châu mai. Mặt trên và mặt ngoài tường đồn, có trồng nhiều cây gai gốc dày đặc. Bên ngoài đồn có nhiều lớp rào tre, nhiều mô đất, nhiều ao nước và vô số hố chông. Trên mặt tường đồn, bố trí 150 đại bác các cỡ bắn bằng đạn gang. Bên phải của đại đồn về phía chùa Cây Mai và bên trái rạch Thị Nghè có đắp mỗi bên một chiến lũy dài, lấy đồn Hữu và đồn Tả làm điểm tựa. Đằng sau Đại đồn là nhiều đồn nhỏ yểm trợ: đồn Thanh Lương, đồn Thuận Kiều, đồn Rạch Tra. Ngoài ra, phía sau đại đồn còn có kho chứa quân lương, quân khí.Khi ấy, ở đại đồn có khoảng 20.000 quân thường trực, 10.000 quân dân dũng. Vì vậy đối với thực dân Pháp, đại đồn Chí Hòa là một vật cản lớn cần phải đánh dẹp, để họ có thể tiến chiếm các nơi khác...

Ngày 24.2.1861, được lệnh của Đề đốc Charner, đại bác của Pháp từ "phòng tuyến các chùa" và trên các tàu, đều nhắm vào đại đồn Chí Hòa mà bắn. Đại bác của quân Việt từ Đại đồn rộ lên đáp trả. Hai bên đánh nhau bằng đại bác tới sáng. Từ vùng chùa Cây Mai, Đề đốc Charner, Thiếu tướng De Vassoigne và Đại tá Palanca (Tây Ban Nha) dẫn quân tiến lên cùng với pháo nhẹ. Quân Việt trong đồn Hữu bắn cản lại. De Vassoigne và Palanca đều bị thương. Đại bác Pháp liền bắn khoảng 500 phát vào đồn Hữu, rồi cho bộ binh tấn công chiếm đồn. Phía Việt cho voi xông ra ứng chiến, nhưng đội quân voi tỏ ra không mấy hiệu quả trước đại bác, súng trường…

Hai bên đánh nhau đến tối, nhưng Pháp chỉ mới tiến được một cây số, còn hai cây số nữa mới đến được Đại đồn. Đêm đến, hai bên đều ngưng chiến. Năm giờ sáng ngày 25.2, quân Pháp tràn lên tấn công, xáp được gần Đại đồn. Song cách vách thành trăm thước thì gặp rất nhiều cạm bẫy, hào ụ, nên tiến rất chậm. Quân Pháp lúc này bị bắn chết và bị thương rất nhiều.

Tuy vậy, quân Pháp vẫn quyết dùng thang và đứng trên vai nhau mà trèo lên vách đồn. Trên đồn và trong các lỗ châu mai, quân Việt bắn chém dữ dội. Phần lớn các thang tre của Pháp vác theo đều bị đánh gãy, nhưng cuối cùng vẫn có một số lính Pháp vào được Đại đồn. Hai bên xông vào đánh giáp lá cà, giành giật nhau từng khu vực một. Chống chọi được một lúc, tướng Nguyễn Tri Phương bị mảnh đại bác trúng bụng, phải ra lệnh rút quân về đồn Thuận Kiều. Ngày 28 tháng 2, Pháp tấn công Thuận Kiều, Đại tá Crouzat bị thương, nhưng quan quân phải bỏ đồn Thuận Kiều, bỏ cả đồn Tây Thới mà chạy tán loạn về Biên Hòa, mất hầu hết khí giới và lương thực. Riêng Trương Định rút về Gò Công tiếp tục kháng Pháp

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật liên quan đến sự kiện này

Nguyễn Tri Phương (1800 - 1873)

  • 2 thg 12, 2
  • 170

Nguyễn Tri Phương (1800-1873) là một đại danh thần thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873).

Địa điểm liên quan đến sự kiện này

Hồ Chí Minh

  • 2 thg 12, 2
  • 281

Thành phố Hồ Chí Minh ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, theo lệnh Chúa Nguyễn, Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược lập ra phủ Gia Định để cai quản vùng đất mới phía Nam và lập ra hai huyện đầu tiên Phước Long và Tân Bình thuộc phủ Gia Định.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_4

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->