Sự kiện Cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn ở Hà Tiên (1840 - 1847)
Bất bình chính sai cai trị của nhà Nguyễn, giai đoạn từ năm 1840 đến năm 1847, ở tỉnh Hà Tiên (ngày nay là tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và một phần tỉnh Bạc Liêu) nhiều cuộc nổi dậy lớn, nhỏ chống triều đình nổ ra. Cuộc chiến kéo dài dai dẵng, gây tổn thất lớn cho triều đình cũng như nhân dân. Đến năm 1847, sau khi Nặc Ông Đôn làm vua Chân Lạp, quan quân Việt ở Trấn Tây thành (tức Phnom Penh ngày nay) rút hết về An Giang, thì chiến sự ở Nam Bộ (trong đó có tỉnh Hà Tiên) mới được yên.
Cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn ở Hà Tiên (1840 - 1847):
Diễn biễn lịch sử:
Bất bình chính sai cai trị của nhà Nguyễn, giai đoạn từ năm 1840 đến năm 1847, ở tỉnh Hà Tiên (ngày nay là tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và một phần tỉnh Bạc Liêu) nhiều cuộc nổi dậy lớn, nhỏ chống triều đình nổ ra. Cuộc chiến kéo dài dai dẵng, gây tổn thất lớn cho triều đình cũng như nhân dân. Đến năm 1847, sau khi Nặc Ông Đôn làm vua Chân Lạp, quan quân Việt ở Trấn Tây thành (tức Phnom Penh ngày nay) rút hết về An Giang, thì chiến sự ở Nam Bộ (trong đó có tỉnh Hà Tiên) mới được yên.
Đời vua Thiệu Trị, trong nhiều cuộc nổi dậy đã xảy ra tại Hà Tiên, đáng kể nhất là cuộc nổi dậy ở hai huyện là Hà Âm và Hà Dương, thuộc phủ Tịnh Biên (Tĩnh Biên), tỉnh Hà Tiên xưa . Từ những căn cứ trong hai huyện này, quân nổi dậy tiến về phía Nam đánh phá nhiều nơi trong huyện Hà Châu (nay là thị xã Hà Tiên), uy hiếp tỉnh thành Hà Tiên rồi lan rộng sang cả huyện Kiên Giang, lập căn cứ ở vùng phụ cận thành phố Rạch Giá và thị trấn Rạch Sỏi hiện nay.
Xã Xôm, người Khmer cầm đầu 6.000 quân nổi dậy ở phủ Lạc Hoá (Trà Vinh), từ bờ sông Hậu qua bờ sông Tiền, Trần Lâm và Sơn Tốt cũng người Khmer (phủ Ba Xuyên - Sóc Trăng), chỉ huy 7.000 nông dân nổi dậy từ Sóc Trăng lên Cần Thơ, xuống Bạc Liêu đứng lên chống triều đình cướp ruộng đất. Đỗ Y (phủ Tịnh Biên, Hà Tiên) lãnh đạo 2 vạn người nổi lên chống đối chính quyền Hà Tiên, Châu Đốc, Long Xuyên.
Đáng chú ý là cuộc nổi dậy ở Hà Âm. Người dân tự trang bị giáo mác, gậy gộc tụ về vùng núi Tà Liệt nổi lên chống đối, vua Thiệu Trị liền lệnh cho Tổng đốc Long-Tường Dương Văn Phong và Thự tuần phủ Lê Quang Huyên tập trung quân lực lượng đi đánh dẹp.Dù đông đến số ngàn, nhưng vì vũ khí hãy còn thô sơ nên quân nổi dậy tạm thời rút lui khỏi núi Tà Liệt.
Suốt 7 năm, từ 1840 đến 1847, thời Thiệu Trị và năm đầu Tự Đức trị vì, nông dân Tây Nam Bộ liên tiếp nổi dậy chống đối. Thiệu Trị và Tự Đức phải dùng quân của triều đình và của tỉnh đàn áp, gây bao cảnh “máu nhuộm cỏ đen, đồng phơi xương trắng.
Tài liệu tham khảo:
Địa điểm liên quan đến sự kiện này
Kiên Giang
- 2 thg 12, 2
- 238
Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam, với phần lớn diện tích của tỉnh thuộc địa bàn tỉnh Rạch Giá trước đó. Tuy nhiên, cũng có thời kỳ toàn bộ diện tích tỉnh Kiên Giang ngày nay đều thuộc tỉnh Rạch Giá, bao gồm cả các vùng Hà Tiên và Phú Quốc. Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Tây. Kiên Giang tiếp giáp Campuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 54 km và vịnh Thái Lan ở phía Tây có đường bờ biển dài hơn 200 km. Ngoài ra Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ ngoài biển.
Bạc Liêu (1997 - ?)
- 7 thg 9, 2014
- 189
Bạc Liêu là vùng đất trẻ, được hình thành chủ yếu do sự bồi lắng phù sa ở các cửa biển tạo nên. Bạc Liêu xưa kia nổi tiếng là đất ăn chơi với nhiều giai thoại về "công tử Bạc Liêu", bởi người dân xứ này có tư duy khoáng đạt, thích giao lưu tìm bạn qua hội hè và qua sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Do cởi mở và có phần sành điệu nên đất Bạc Liêu không chỉ giữ được đôi chân phiêu lãng của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, tác giả bài Dạ cổ hoài lang bất hủ, mà còn có sức hút mạnh mẽ đối với tầng lớp đại điền chủ.
Cà Mau (1997 - ?)
- 7 thg 9, 2014
- 63
Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên 300 năm. Vùng đất Cà Mau ngày xưa được Mạc Cửu dẫn người hoa đến khai phá. Sau khi Mạc Cửu dâng toàn đất này thần phục nhà Nguyễn, Mạc Thiên Tứ con của Mạc Cửu đã vâng lệnh triều đình chúa Nguyễn lập ra đạo Long Xuyên. Qua nhiều lần thay đổi về hành chính, mãi đến ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Cà Mau được tái lập theo Nghị quyết của Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10. Ngày 6 tháng 11 năm 1996 về việc điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách tỉnh Minh Hải thành tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống