Tiểu sử của Ngô Quyền (898 - 944)
Ngô Quyền còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng, kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc của Việt Nam. Ngô Quyền là người Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm. Ông là người có sức khỏe, chí lớn, mưu cao, có nhiều công lao được Dương Đình Nghệ tin tưởng và gả con gái cho.
Ngô Quyền (898 - 944):
Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Ngô Quyền:
Năm | Tuổi | Địa điểm | Sự kiện |
---|---|---|---|
898 | ... | ... | Ngô Quyền được sinh ra |
939 | 41 tuổi | Cổ Loa | Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa |
965 | 67 tuổi | ... | Loạn 12 sứ quân |
968 | 70 tuổi | Hoa Lư | Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lên ngôi vua |
944 | 46 tuổi | ... | Ngô Quyền mất |
Thân thế và sự nghiệp của Ngô Quyền:
Ngô Quyền còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng, kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc của Việt Nam. Ngô Quyền là người Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm. Ông là người có sức khỏe, chí lớn, mưu cao, có nhiều công lao được Dương Đình Nghệ tin tưởng và gả con gái cho.
Sau khi đánh đuổi quân Nam Hán, Ngô Quyền được Dương Đình Nghệ phong làm Thứ sử, trấn giữ Ái Châu (Thanh Hóa).
Sau khi Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ để đoạt chức và mở đường cho quân Nam Hán sang xâm lược. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Thắng lợi vang rội của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược của quân Nam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kì Bắc thuộc của Việt Nam.
Mùa xuân năm 939, ông xưng là Ngô vương, đóng đô ở Cổ Loa (thuộc Hà Nội ngày nay). Năm 944, Ngô Vương qua đời, hưởng dương 47 tuổi.
Để nhớ công ơn của ông, đền thờ của ông được xây ở nhiều nơi trong đó đền thờ và lăng ở Đường Lâm là một địa chỉ du lịch và tâm linh nổi tiếng. Tên ông cũng được đặt cho một con phố ở Hà Nội và ở thành phố Thanh Hóa, một quận nội thành của Hải Phòng. Nhiều trường học ở Việt Nam cũng mang tên Ngô Quyền.
Một số video về Ngô Quyền
Tài liệu tham khảo:
Nhân vật cùng thời kỳ với Ngô Quyền:
Khúc Thừa Dụ (? - 907)
- 2 thg 12, 2
- 449
Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu (Ninh Giang, Hải Dương), thuộc một dòng họ lớn lâu đời. Ông sống khoan hòa, hay thương người, được dân chúng mến phục. Ông là người đã đặt nền móng khôi phục nền tự chủ cho dân tộc Việt sau hơn một nghin năm Bắc thuộc. Ông được xem là người mở đầu cho chính sách ngoại giao khôn khéo của người Việt đối với triều đình phương Bắc.
Khúc Hạo (? - 917)
- 2 thg 12, 2
- 242
Khúc Hạo còn gọi là Khúc Thừa Hạo là con của Khúc Thừa Dụ. Vào năm Đinh Mão 907 Khúc Thừa Dụ qua đời, Khúc Hạo thay cha làm Tiết độ sứ, ông hết lòng chăm lo việc dân nước. Ông quê ở Hồng Châu (Ninh Giang, Hải Dương).
Dương Đình Nghệ (? - 937)
- 2 thg 12, 2
- 398
Dương Đình Nghệ có sách chép là Dương Diên Nghệ là là một trong những bộ tướng của Khúc Thừa Hạo. Ông hết lòng giúp họ Khúc chăm dân trị nước. Sau khi Khúc Hạo mất, ông tiếp tục làm bộ tướng cho Khúc Thừa Mỹ. Ông quê ở làng Giàng (Thiệu Dương, Thiệu Hóa, Thanh Hóa), từng là một hào trưởng ở Ái Châu (Thanh Hóa). Ông là người thuộc dòng họ lớn, ông nuôi 3000 "con nuôi" đều lấy họ Dương.
Kiều Công Tiễn (? - 938)
- 2 thg 12, 2
- 173
Kiều Công Tiễn, vốn là danh tướng được tin cậy của Dương Đình Nghệ, là hào trưởng Phong Châu (Phú Thọ). Tuy nhiên sau đó Kiều Công Tiễn đã đắc ý sinh kiêu, âm mưu phản nghịch đã giết chết Dương Đình Nghệ, nắm lấy binh quyền, tự xưng là Tiết độ sứ.
Ngô Quyền (898 - 944)
- 2 thg 12, 2
- 246
Ngô Quyền còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng, kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc của Việt Nam. Ngô Quyền là người Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm. Ông là người có sức khỏe, chí lớn, mưu cao, có nhiều công lao được Dương Đình Nghệ tin tưởng và gả con gái cho.
Đinh Tiên Hoàng (924 - 979)
- 2 thg 12, 2
- 242
Đinh Bộ Lĩnh là người động Hoa Lư (Gia Viễn - Ninh Bình), con trai của Đinh Công Trứ, ông cũng là vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc.
Lê Đại Hành (941 - 1005)
- 2 thg 12, 2
- 195
Lê Đại Hành tên húy là Lê Hoàn, là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ 980 đến 1005. Ông là vị hoàng đế nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất ở Việt Nam. Ông không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Ông sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu, tức ngày 10 tháng 8 năm 941. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, cha là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen.
Vạn Hạnh (938 - 1018)
- 2 thg 12, 2
- 219
Vạn Hạnh là một vị thiền sư có nhiều đóng góp trong việc mở ra triều đại nhà Lý, một trong những triều đại nổi bật nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông quê ở châu Cổ Pháp (nay thuộcTừ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Nhân dân thường gọi ông là Sư Vạn Hạnh.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống