Sự kiện Loạn 12 sứ quân (965 - 967)
Loạn 12 hình thành và phát triển mạnh từ khi Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô, các nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng và đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân kéo dài hơn 20 năm (944-968) và kết thúc khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt - nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử.
Loạn 12 sứ quân (965 - 967):
Diễn biễn lịch sử:
Loạn 12 hình thành và phát triển mạnh từ khi Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô, các nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng và đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân kéo dài hơn 20 năm (944-968) và kết thúc khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt - nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử.
Năm 944 Ngô Quyền mất, con là Ngô Xương Ngập nối ngôi. Vì hai con Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn còn trẻ không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vũng chính quyền trung ương. Năm 945 (Ất tỵ) Dương Tam Kha cướp ngôi, tự xưng là Bình vương, Ngô Xương Ngập bỏ trốn. Năm 950 Ngô Xương Văn được sự ủng hộ của các tướng lĩnh đã lật đổ Dương tam Kha giành lại ngôi vua. năm 965, Ngô Xương Văn chết, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nhà Ngô bị suy yếu và sụp đổ.
Lợi dụng tình hình lục đục trong dòng họ Ngô và chính quyền trung ương, các thổ hào nhiều nơi nổi dậy, mỗi người hùng cứ một vùng, đem quân đánh lẫn nhau, sử chép là “Loạn 12 sứ quân”.
12 sứ quân giồm có:
- Kiều Công Hãn chiếm giữ Phong Châu (Bạch Hạc, Phú Thọ).
- Kiều Thuận chiếm giữ Hồi Hồ (Cẩm Khê, Phú Thọ).
- Nguyễn Khoan chiếm giữ vùng Tam Đái (Yên Lạc, Vĩnh Phúc).
- Ngô Nhật Khánh chiếm giữ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây).
- Đỗ Cảnh Thạc chiếm giữ Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Tây).
- Lý Khuê chiếm giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh).
- Lã Đường chiếm giữ Tế Giang (Văn Lâm, Hưng Yên).
- Nguyễn Thủ Tiệp chiếm giữ Tiên Du (Tiên Du, Bắc Ninh).
- Nguyễn Siêu chiếm giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội).
- Phạm Bạch Hổ chiếm giữ Đằng Châu (Kim Động, Hưng Yên).
- Trần Lãm chiếm giữ Bố Hải khẩu (Vũ Thư, Thái Bình).
- Ngô Xương Xí chiếm giữ Bình Kiều (Triệu Sơn, Thanh Hóa).
Tài liệu tham khảo:
Nhân vật liên quan đến sự kiện này
Ngô Quyền (898 - 944)
- 2 thg 12, 2
- 246
Ngô Quyền còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng, kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc của Việt Nam. Ngô Quyền là người Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm. Ông là người có sức khỏe, chí lớn, mưu cao, có nhiều công lao được Dương Đình Nghệ tin tưởng và gả con gái cho.
Dương Tam Kha
- 2 thg 12, 2
- 150
Dương Tam Kha là con của Dương Đình Nghệ, là người làng Dương Xá, huyện Đông Sơn. Năm Giáp Thìn 944, Ngô Quyền mất, hai con Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn còn trẻ, không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền, Dương Tam Kha được Ngô Vương ủy thác phù tá con lớn là Ngô Xương Ngập, nhưng ông thừa dịp đoạt lấy quyền của cháu, tự xưng Bình Vương.
Ngô Xương Văn (? - 965)
- 2 thg 12, 2
- 132
Ngô Xương Văn con thứ hai của Ngô Quyền, mẹ là hoàng hậu họ Dương. Ông là một vị vua nhà Ngô, trị vì từ 950 đến 965. Trong đó khoảng 951 – 954 cùng trị vì đất nước với anh trai là Ngô Xương Ngập.
Ngô Xương Ngập (? - 954)
- 2 thg 12, 2
- 148
Là vị vua thời Hậu Ngô Vương trị vì từ năm 951 đến năm 954, Ngô Xương Ngập là con trưởng của Ngô Quyền. Ông đã từng tham gia vào trận đánh thành Đại La diệt Kiều Công Tiễn và dự trận Bạch Đằng.
Ngô Xương Xí
- 2 thg 12, 2
- 160
Ngô Xương Xí là con trai của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, là cháu nội của Ngô Quyền. Năm 944, trước khi mất, Ngô Quyền uỷ thác con trưởng là Ngô Xương Ngập cho Dương Tam Kha. Nhưng Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô. Ngô Xương Ngập chạy đến nhà hào trưởng Phạm Lệnh Công ở làng Trà Hương, Nam Sách, Hải Dương, nhờ Lệnh Công che chở. Sau đấy Xương Ngập lấy vợ ở nơi đây và sinh Ngô Xương Xí.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống