Tiểu sử của Lý Thánh Tông (1023 - 1072)
Lý Thánh Tông là vị vua thứ ba của nhà Lý, cai trị từ năm 1054 đến 1072. Ông tên thật là Lý Nhật Tôn, là con trưởng của Lý Thái Tông, mẹ là Kim Thiên thái hậu Mai thị. Ông sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi, niên hiệu Thuận Thiên thứ 14 (tức 30 tháng 3 năm 1023) tại cung Long Đức, triều Lý Thái Tổ. Năm 1028, ông được vua cha Lý Thái Tông lập làm Hoàng thái tử.
Lý Thánh Tông (1023 - 1072):
Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Lý Thánh Tông:
Năm | Tuổi | Địa điểm | Sự kiện |
---|---|---|---|
1023 | ... | ... | Lý Thánh Tông được sinh ra |
1054 | 31 tuổi | ... | Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt |
1070 | 47 tuổi | ... | Nhà Lý lập Văn Miếu thờ Khổng Tử |
1077 | 54 tuổi | Sông Cầu | Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến chống Tống thắng lợi |
1072 | 49 tuổi | ... | Lý Thánh Tông mất |
Thân thế và sự nghiệp của Lý Thánh Tông:
Lý Thánh Tông là vị vua thứ ba của nhà Lý, cai trị từ năm 1054 đến 1072. Ông tên thật là Lý Nhật Tôn, là con trưởng của Lý Thái Tông, mẹ là Kim Thiên thái hậu Mai thị. Ông sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi, niên hiệu Thuận Thiên thứ 14 (tức 30 tháng 3 năm 1023) tại cung Long Đức, triều Lý Thái Tổ. Năm 1028, ông được vua cha Lý Thái Tông lập làm Hoàng thái tử.
Lý Thánh Tông là người tài kiêm văn võ, là một minh quân có nhiều đức độ trong lịch sử Việt Nam. Ông tận tụy công việc, thương dân như con, được biết đến vì đã đối xử tốt với tù nhân. Nhà sử học Ngô Sỹ Liên ghi trong “Đại Việt sử ký toàn thư”: “... Vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc Vua tốt. Song nhọc sức xây tháp Báo Thiên, phí của dân làm cung Dâm Đàm, đó là chỗ kém”. Ông có công lao đặt quốc hiệu Đại Việt, xây dựng Văn Miếu, phá Tống (1060) và bình Chiêm (1069), lấy được ba châu của Chiêm Thành.
Tháng Giêng, ngày Canh Dần, năm Nhâm Tý (tức 1 tháng 2 năm 1072), Lý Thánh Tông băng hà ở điện Hội Tiên, trị vì được 17 năm, hưởng thọ 49 tuổi và được an táng ở Thọ Lăng.
Một số video về Lý Thánh Tông
Tài liệu tham khảo:
tamhoc.com
www.quan8.hochiminhcity.gov.vn
www.lichsuvietnam.vn
vi.wikipedia.org
www.vinhanonline.com
Nhân vật cùng thời kỳ với Lý Thánh Tông:
Lý Thái Tổ (974 - 1028)
- 2 thg 12, 2
- 154
Lý Thái Tổ, tên húy là Lý Công Uẩn, là vị Hoàng Đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Ông là người châu Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh). Mẹ ông họ Phạm. Khi lên ba tuổi, mẹ ông đem ông cho Lý Khánh Văn, sư chùa Cổ Pháp làm con nuôi và đi tu từ đó. Đến bảy tuổi, ông được cha nuôi là Lý Khánh Văn gửi cho một người bạn - thiền sư nổi tiếng là Vạn Hạnh.
Lý Thái Tông (1000 - 1054)
- 2 thg 12, 2
- 155
Vua Lý Thái Tông tên là Lý Phật Mã và có tên khác là Lý Đức Chính, là con trai trưởng của vua Lý Thái Tổ và Hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân, con gái Lê Đại Hành và Dương Vân Nga. Ông là là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cai trị từ năm 1028 đến năm 1054. Ông sinh ngày 26 tháng 6 âm lịch năm Canh Tý, niên hiệu Ứng Thiên thứ 7 thời Tiền Lê (tức 29 tháng 7 năm 1000) ở chùa Duyên Ninh trong kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình ngày nay).
Lý Thánh Tông (1023 - 1072)
- 2 thg 12, 2
- 205
Lý Thánh Tông là vị vua thứ ba của nhà Lý, cai trị từ năm 1054 đến 1072. Ông tên thật là Lý Nhật Tôn, là con trưởng của Lý Thái Tông, mẹ là Kim Thiên thái hậu Mai thị. Ông sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi, niên hiệu Thuận Thiên thứ 14 (tức 30 tháng 3 năm 1023) tại cung Long Đức, triều Lý Thái Tổ. Năm 1028, ông được vua cha Lý Thái Tông lập làm Hoàng thái tử.
Lý Nhân Tông (1066 - 1127)
- 2 thg 12, 2
- 142
Lý Nhân Tông là vị vua thứ tư của triều Lý. Tên thật của ông là Lý Càn Đức. Ông nổi tiếng là một minh quân trong lịch sử Việt Nam, là người đặt nền móng xây nền giáo dục đại học Việt Nam.Ông sinh năm 1066, là con của Lý Thánh Tông và Nguyên Phi Ỷ Lan.
Ỷ Lan (1044 - 1117)
- 2 thg 12, 2
- 211
Ỷ Lan là một Hoàng phi, Hoàng thái hậu nhà Lý, vợ thứ của vua Lý Thánh Tông, mẹ đẻ của vua Lý Nhân Tông trong lịch sử Việt Nam. Bà xuất thân từ một gia đình nông dân, bà sinh ngày 7 tháng 3 năm Giáp Thân (1044), quê làng Thổ Lỗi, lộ Bắc Giang (sau đổi là huyện Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh)
Lý Quốc Sư (1065 - 1141)
- 2 thg 12, 2
- 131
Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không tên thật là Nguyễn Chí Thành sinh tại xã Đàm Xá, phủ Tràng An (nay là làng Điền Xá, xã Gia Thắng, Gia Viễn, Ninh Bình). Cha của Lý Quốc Sư là ông Nguyễn Sùng, quê ở thôn Điềm Xá, phủ Tràng An. Mẹ ông là bà Dương Thị Mỹ, quê ở Phả Lại, phủ Từ Sơn nay làng Phả Lại, xã Đức Long, Quế Võ, Bắc Ninh. Cha mẹ mất sớm, Chí Thành làm ngư dân đánh bắt cá, sinh sống trên sông Hoàng Long.
Từ Đạo Hạnh (1072 - 1116)
- 2 thg 12, 2
- 171
Thiền sư Từ Đạo Hạnh sinh năm 1072, vốn tên là Lộ, tự là Đạo Hạnh, sống vào thời vua Lý Nhân Tông, tu ở chùa Thiên Phúc trên núi Sài Sơn, thuộc phủ Quốc Oai, Sơn Tây ngày nay. Ông là con của quan đô sát Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan, thuở nhỏ xuất gia theo học Phật nhưng về sau thì hoàn tục và làm quan tới chức Tăng Đô Sát trong triều đình nhà Lý.
Lý Đạo Thành (1053 - 1081)
- 2 thg 9, 2014
- 150
Thái sư Lý Đạo Thành là quan Tể tướng, đại thần phụ chính dưới hai triều vua nhà Lý là Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Là một vị quan thanh liêm, chính trực, một công thần nguyên lão của nhà Lý, trọn cuộc đời của Lý Đạo Thành đã đặt hết tấm lòng mình cho việc trung với vua, phụng sự nhân dân, đất nước dù cho con đường công danh không ít lần lên xuống.
Nùng Tông Đản (1046 - ?)
- 2 thg 9, 2014
- 117
thường gọi tắt là Tông Đản hay Tôn Đản là vị tướng tài ba người dân tộc Nùng, thuộc tướng Lý Thường Kiệt, người có công lớn cùng Lý Thường Kiệt đánh phá Ung Châu, Khâm, Liêm Châu trên đất nhà Tống, làm ngăn chặn âm mưu thôn tính Đại Việt của Nhà Tống trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077).
Lê Phụng Hiểu (982 - 1059)
- 15 thg 2, 2015
- 59
Lê Phụng Hiểu là một đại tướng nhà Lý, phụng sự ba triều vua đầu tiên của nhà Lý đó là vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông. Ông là người có công rất lớn trong việc phò vua Lý Thái Tông tức Lý Phật Mã lên ngôi.
Nguyễn Minh Không (1065 - 1141)
- 15 thg 2, 2015
- 93
Là một thiền sư giỏi về phật pháp giỏi cả pháp thuật có công chữa bệnh cho vua Lý là ông tổ của nghề đúc đồng, ông được tôn là Đức Thánh Nguyễn bênh cạnh danh hiệu Quốc Sư thời Lý.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống