Tiểu sử của Nùng Tông Đản (1046 - ?)
thường gọi tắt là Tông Đản hay Tôn Đản là vị tướng tài ba người dân tộc Nùng, thuộc tướng Lý Thường Kiệt, người có công lớn cùng Lý Thường Kiệt đánh phá Ung Châu, Khâm, Liêm Châu trên đất nhà Tống, làm ngăn chặn âm mưu thôn tính Đại Việt của Nhà Tống trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077).
Nùng Tông Đản (1046 - ?):
Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Nùng Tông Đản:
Năm | Tuổi | Địa điểm | Sự kiện |
---|---|---|---|
1046 | ... | ... | Nùng Tông Đản được sinh ra |
... | ... | ... | Nùng Tông Đản mất |
Thân thế và sự nghiệp của Nùng Tông Đản:
thường gọi tắt là Tông Đản hay Tôn Đản là vị tướng tài ba người dân tộc Nùng, thuộc tướng Lý Thường Kiệt, người có công lớn cùng Lý Thường Kiệt đánh phá Ung Châu, Khâm, Liêm Châu trên đất nhà Tống, làm ngăn chặn âm mưu thôn tính Đại Việt của Nhà Tống trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077).
Nhà Lý phong Nùng Tôn Đản là con thứ lên thay làm châu mục Quảng Nguyên. Nùng Tôn Đản là tướng trẻ dưới trướng của Thái uý Lý Thường Kiệt, đã cùng Lý Thường Kiệt đánh tan quân Chiêm Thành và đưa quân bản địa phá tan căn cứ Ung Châu, Khâm, Liêm trên đất Tống, chặn âm mưu xâm lược và thôn tính của chúng đối với Đại Việt. Năm 1077, cùng Lý Thường Kiệt lập nên chiến thắng trong phòng tuyến phía Bắc sông Như Nguyệt, đuổi quân Tống về nước.
Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XI, nhà Tống chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Vua Tống Thần Tông dùng chiến lược “liên minh với nước xa để đánh nước gần” lôi kéo Chiêm Thành và Chân Lạp ở phía nam, dùng thế hai gọng kìm, cùng một lúc tấn công cả hai phía và bắc Đại Việt. Năm 1074, Tống Thần Tông cử Lưu Di giữ chức trấn thủ Quế Châu lo việc tập trung binh mã, tích trữ lương thảo, xây dựng căn cứ quân sự Ung-Khâm-Liêm, chuẩn bị đánh Đại Việt. Biết được âm mưu địch, để phá tan kế hoạch liên minh Tống – Chiêm, lúc bấy giờ Thái uý Lý Thường Kiệt giúp nhà vua điều hành công việc triều chính và chỉ huy quân đội, lãnh đạo cuộc chiến tranh giữ nước. Lý Thường Kiệt quyết định tấn công trước vào Chiêm Thành ngăn chặn mối hiểm hoạ từ phía nam. Cuối năm 1075, dùng chiến lược “tiên phát chế nhân”, chủ động đánh trước quân địch. Người nói: “Ngồi yên đợi giặc sao bằng đem quân đánh trước để chặn các mũi nhọn của giặc”. Hành động quân sự chủ động, táo bạo, bất ngờ đánh tan nơi tập trung quân ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu trên đất Tống.
Nhân lúc quân ta ở Ung Châu, quân Tống định bất ngờ đánh úp chiếm Thăng Long. Lý Thường Kiệt đã phán đoán âm mưu địch, nhanh chóng rút quân về phòng thủ đất nước. Kế hoạch của nhà Tống hoàn toàn bị thất bại và chiến lược phòng ngự sông Như Nguyệt của nhà Lý đã thành công buộc quân địch rút về nước.
Sau thắng lợi đánh tan hai đạo quân Tống ở sông Như Nguyệt để chủ động “Dùng biên sỹ đến bàn hoà” buộc tướng Quách Quỳ nhà Tống phải chấp nhận cầu hoà, một hình thức đầu hàng không điều kiện để bảo vệ mạng sống cho binh lính, giữ thể diện “Thiên triều” và tạo sự hoà hiếu lâu dài, kết thúc chiến tranh. Lý Thường Kiệt được vua Lý phong “Điện tiền nguyên suý Phục quốc Thái uý”; vua phong cho Nùng Tôn Đản chức Lang Trung tướng quân, triệu về kinh thành Thăng Long làm Đô quân thống lĩnh ngự tiền sử.
Nùng Tôn Đản là vị tướng tài ba người dân tộc Cao Bằng đã có công lớn cùng Lý Thường Kiệt kháng chiến chống Tống (1075-1077) thành công với những chiến công oanh liệt khẳng định những đóng góp lớn lao của vương triều Lý và quân dân Đại Việt đoàn kết trong việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, đánh vào sự xâm lược của nhà Tống, mở ra cho đất nước một thời gian hoà bình lâu dài gần 2 thế kỷ (1077-1257). Nùng Tôn Đản là hậu duệ họ Nùng ở Cao Bằng, công lao của ông rất to lớn đối với đất nước, để vinh danh ông ở thủ đô Hà Nội ngày nay có một đường phố mang tên ông là Tôn Đản.
Tài liệu tham khảo:
Nhân vật cùng thời kỳ với Nùng Tông Đản:
Nùng Tông Đản (1046 - ?)
- 2 thg 9, 2014
- 117
thường gọi tắt là Tông Đản hay Tôn Đản là vị tướng tài ba người dân tộc Nùng, thuộc tướng Lý Thường Kiệt, người có công lớn cùng Lý Thường Kiệt đánh phá Ung Châu, Khâm, Liêm Châu trên đất nhà Tống, làm ngăn chặn âm mưu thôn tính Đại Việt của Nhà Tống trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077).
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống