Sự kiện Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến chống Tống thắng lợi (1077 - ?)
Từ giữa thế kỉ thứ XI, nhà Tống gặp phải những khó khăn: tài chính nguy ngập, ngân khố cạn kiệt, nội bộ mâu thuẫn, nhân dân đói khổ, nhiều nơi nổi dậy đấu tranh. Vùng biên cương phía bắc của nhà Tống thường xuyên bị hai nước Liêu-Hạ quấy nhiễu. Để giải quyết tình trạng trên, nhà Tống tiến hành xâm lược Đại Việt. Một mặt nhà Tống xúi giục vua Chăm-pa đánh lên từ phía nam, một mặt ngăn cản việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước, dụ đỗ các tù trưởng dân tộc ít người ở biên giới phía bắc Đại Việt. Sớm phát hiện mưu đồ của kẻ thù, vua nhà Lý cử Lý Thường Kiệt chỉ huy, tổ chức kháng chiến.
Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến chống Tống thắng lợi (1077 - ?):
Diễn biễn lịch sử:
Từ giữa thế kỉ thứ XI, nhà Tống gặp phải những khó khăn: tài chính nguy ngập, ngân khố cạn kiệt, nội bộ mâu thuẫn, nhân dân đói khổ, nhiều nơi nổi dậy đấu tranh. Vùng biên cương phía bắc của nhà Tống thường xuyên bị hai nước Liêu-Hạ quấy nhiễu. Để giải quyết tình trạng trên, nhà Tống tiến hành xâm lược Đại Việt. Một mặt nhà Tống xúi giục vua Chăm-pa đánh lên từ phía nam, một mặt ngăn cản việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước, dụ đỗ các tù trưởng dân tộc ít người ở biên giới phía bắc Đại Việt. Sớm phát hiện mưu đồ của kẻ thù, vua nhà Lý cử Lý Thường Kiệt chỉ huy, tổ chức kháng chiến.
Lý Thường Kiệt cho quân đội luyện tập, canh phòng suốt ngày đêm. Các tù trưởng được phong tước cao, được lệnh mộ thêm binh đánh trả các cuộc quấy phá làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống. Đồng thời, Lý Thánh Tông cùng với Lý Thường Kiệt đem quân đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Cham-pa.
Sau khi củng cố lại lực lượng, ngăn ngừa bất trắc phía nam, Lý Thường Kiệt không bị động chờ đợi giặc mà đã quyết định tiến công địch trước. Ông tổ chức một cuộc tập kích vào đất Tống nhằm phá tan các cứ điểm xâm lược Ung, Khâm, Liêm mà chủ yếu là thành Ung Châu rồi quay về phòng thủ đất nước. Trận tập kích này đã đánh một đòn phủ đầu, làm hoang mang quân Tống và đẩy chúng vào thế bị động.
Sau thất bại nặng nề và bất ngờ ở Ung Châu, nhà Tống vô cùng tức tối liền cho quân xâm lược Đại Việt. Cuối năm 1076, một đạo quân gồm 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, một vạn ngựa chiến cùng 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy ồ ạt tiến đánh nước ta. Một đạo quân khác do Hòa Mâu dẫn đầu theo đường biển vào tiếp ứng. Khi quân Tống đến bờ bắc sông Như Nguyệt, bị phòng tuyến Như Nguyệt chặn lại nên chúng phải đóng quân bên bờ sông chờ thủy quân đến. Nhưng lúc đó, quân thủy đã bị quân của Lý kế Nguyên chặn nên không thể tiến sâu vào hỗ trợ đồng bọn.
Chờ mãi không thấy quân thủy đến, quân Tống tìm cách tấn công quân ta. Chúng bắc cầu phao, đóng bè lớn ào ạt tiến qua sông đánh vào phòng tuyến của ta, tuy nhiên đã bị quân nhà Lý phản công mãnh liệt, mưu trí đẩy chúng về phía bờ Bắc. Cuối mùa xuân 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch khiến chúng thua to, chúng lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn tuyệt vọng. Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, giảng hòa. Quách Quỳ chấp nhận ngay. Quân Tống vội vã rút về nước.
Một số video về Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến chống Tống thắng lợi
Tài liệu tham khảo:
Lịch sử 7, NXB giáo dục Việt Nam.
www.lichsuvietnam.vn
vi.wikipedia.org
www.cpv.org.vn
www.lichsuvietnam.vn
baobacninh.com.vn
Nhân vật liên quan đến sự kiện này
Lý Thường Kiệt (1019 - 1105)
- 2 thg 12, 2
- 399
Lý Thường Kiệt là một danh tướng, một hoạn quan đời nhà Lý có công đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075-1077. Ông vốn họ Ngô tên là Tuấn, người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Có tài liệu lại nói quê ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay). Sau này ông được vua ban quốc tính, nên có tên là Lý Thường Kiệt. Ông đã trải qua 3 triều vua: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, ông có nhiều công lao trong việc chống Tống bình Chiêm, đóng góp xây dựng đất nước phồn vinh.
Lý Thánh Tông (1023 - 1072)
- 2 thg 12, 2
- 205
Lý Thánh Tông là vị vua thứ ba của nhà Lý, cai trị từ năm 1054 đến 1072. Ông tên thật là Lý Nhật Tôn, là con trưởng của Lý Thái Tông, mẹ là Kim Thiên thái hậu Mai thị. Ông sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi, niên hiệu Thuận Thiên thứ 14 (tức 30 tháng 3 năm 1023) tại cung Long Đức, triều Lý Thái Tổ. Năm 1028, ông được vua cha Lý Thái Tông lập làm Hoàng thái tử.
Địa điểm liên quan đến sự kiện này
Sông Cầu
- 2 thg 12, 2
- 158
Sông Cầu hay còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức (xưa kia còn có tên là sông Vũ Bình), là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, dòng sông có tổng chiều dài 290km bắt nguồn từ núi Văn Ôn, chảy qua nhiều làng mạc, cuối cùng hợp lưu với sông Thương để tạo thành sông Thái Bình. Sông Như Nguyệt là nơi diễn ra trận đánh nổi tiếng của quân đội nhà Lý dưới sự chỉ của danh tướng Lý Thường Kiệt, là minh chứng về trận đánh Như Nguyệt hào hùng đã đánh đuổi 10 vạn quân bắc Tống do Quách Quỳ làm chỉ huy.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống