Tiểu sử của Lý Đạo Thành (1053 - 1081)
Thái sư Lý Đạo Thành là quan Tể tướng, đại thần phụ chính dưới hai triều vua nhà Lý là Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Là một vị quan thanh liêm, chính trực, một công thần nguyên lão của nhà Lý, trọn cuộc đời của Lý Đạo Thành đã đặt hết tấm lòng mình cho việc trung với vua, phụng sự nhân dân, đất nước dù cho con đường công danh không ít lần lên xuống.
Lý Đạo Thành (1053 - 1081):
Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Lý Đạo Thành:
Năm | Tuổi | Địa điểm | Sự kiện |
---|---|---|---|
1053 | ... | ... | Lý Đạo Thành được sinh ra |
1075 | 22 tuổi | ... | Chiến tranh Tống - Việt |
1081 | 28 tuổi | ... | Lý Đạo Thành mất |
Thân thế và sự nghiệp của Lý Đạo Thành:
Thái sư Lý Đạo Thành là quan Tể tướng, đại thần phụ chính dưới hai triều vua nhà Lý là Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Là một vị quan thanh liêm, chính trực, một công thần nguyên lão của nhà Lý, trọn cuộc đời của Lý Đạo Thành đã đặt hết tấm lòng mình cho việc trung với vua, phụng sự nhân dân, đất nước dù cho con đường công danh không ít lần lên xuống.
Xuất thân từ châu Cổ Pháp (Bắc Ninh – quê hương của nhà Lý), cha là Lý Kính, mẹ là Tạ Cẩn và có quan hệ thân tộc với nhà Lý (hiện đang lưu giữ tại Viện Hán Nôm), ông sống vào thời vua Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Theo Thần phả nhà Lý, ông sinh ra thông minh, dĩnh dị, tướng mạo khác thường, ba tuổi đã biết lễ nghĩa, tính hay kính nhường, 7 tuổi nhập học, 13 tuổi đã thông kinh tử tập, lại giỏi cả võ nghệ, chúng bạn đều khen là thần đồng. Chính vì những đức tính bẩm sinh này đã làm nên một Lý Đạo Thành, một trụ cột phò tá triều đình nhà Lý.
Dưới thời Lý Thánh Tông (1054 – 1072), với tính cách cương trực, là một vị quan liêm khiết, tài đức vẹn toàn, ông được vua yêu mến và được phong đến chức Thái sư, cùng với nguyên phi Ỷ Lan lo việc triều chính mỗi khi Lý Thánh Tông đem quân dẹp loạn. Nhưng cũng vì tính cách khá bộc trực nên cuộc đời ông đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử vì những tranh chấp trong triều đình; dù có lúc lên lúc xuống nhưng Lý Đạo Thành luôn giữ được một tấm lòng thanh khiết, trung thành tuyệt đối với triều đình và tận lực phục vụ đất nước.
Năm 1072, Lý Đạo Thành trực tiếp nhận việc ký thác của vua Lý Thánh Tông trước khi băng hà. Sau khi Lý Thánh Tông mất, trong triều đình diễn ra cảnh tranh chấp quyền lực giữa Thượng Dương Thái hậu (Thái hậu họ Dương ở cung Thượng Dương) và Nguyên phi Ỷ Lan, Lý Đạo Thành đứng về phía Thượng Dương Thái hậu và cũng do tính trực ngôn nên trong một số việc ông đã làm trái ý Ỷ Lan. Năm 1073, sau khi nắm được quyền nhiếp chính lần hai (lúc này vua Lý Nhân Tông mới 8 tuổi), Ỷ Lan đã gián Lý Đạo Thành xuống chức Tả Gián nghị Đại phu, về coi sóc việc ở châu Nghệ An.
Dù làm quan ở Nghệ An nhưng lúc nào ông cũng nghĩ đến việc triều chính và vẫn giữ trọn tấm lòng trung quân ái quốc, đóng góp nhiều cho đất nước. Tại đây, ông đã lập Viện địa tạng trong miếu vương thánh, đặt tượng Phật và bài vị của vua Lý Thánh Tông mà thờ phụng, bày tỏ lòng trung thành và thể hiện nổi u uất của một vị quan thanh liêm vì trực tính trực ngôn nên không được tin dùng, một nhân tài không có điều kiện góp sức mình cho dân cho nước.
Năm 1074, trước nguy cơ xâm lược từ nhà Tống đang đến gần, Linh Nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan đã cùng với danh tướng Lý Thường Kiệt mời Lý Đạo Thành trở lại triều đình giúp sức, ông được phong trở lại chức Thái phó, Bình chương quân quốc trọng sự (tham gia bàn việc nước). Với đức tính của mình, việc triều đình là một sự mong mỏi của chính ông và đó cũng là sự mong muốn của đất nước. Cái bắt tay của 3 nhân vật quyền lực là Ỷ Lan, Lý Thường Kiệt và Lý Đạo Thành đã đem đến một sự đoàn kết trong triều đình, tạo nên sự đoàn kết thống nhất từ trong nhân dân vì mục tiêu đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc.
Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1077 – 1078), trong khi Lý Thường Kiệt là chỉ huy của chiến tuyến Như Nguyệt thì Lý Đạo Thành lo việc triều chính, coi việc quan lại, góp sức mình vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến. Trong Lịch triều Hiến chương loại chí có viết về ông như sau: “Năm Thái Ninh thứ 3 (1074) lại được triệu về làm Thái phó, Bình chương Quân quốc Trọng sự, ông giúp rập nhà vua, hết lòng với hoàng gia. Khi trước, Lý Thượng Cát cậy mình được thân yêu, bàn chõ vào việc chính, ông không hòa hiệp với y, mới bị bổ ra ngoài. Đến khi lại vào giúp chính sự, ông hết lòng sắp đặt. Việc chính trị trong triều, kế hoạch ngoài biên, ông giúp ích rất nhiều”.
Năm 1081, Lý Đạo Thành mất, mọi người đều thương tiếc. Vua Lý Nhân Tông ghi nhận công lao của ông nên sai người đến nhà tế lễ và phong ông là “Đạo Thành đại vương Thượng đẳng thần”. Nhà vua còn truyền lệnh nơi nào lúc trước Lý Đạo Thành đến dạy dỗ, giáo hóa và sau này có lễ nghĩa thì được đón mỹ tự về lập miếu phụng thờ. Nhân dân ghi nhớ công ơn ông nên có nhiều nơi lập thờ ông làm Thành hoàng.
Hiện nay, việc xác định năm sinh mất của ông chủ yếu dựa vào thần phả và chính sử. Như vậy thì Lý Đạo Thành được xác định là sinh năm 1053 và mất năm 1081, lúc ấy ông mới 28 tuổi. Sự ra đi sớm của một con người tài đức, liêm khiết, chính trực và hết lòng trung quân ái quốc như Lý Đạo Thành làm mất đi một nhân tài của triều Lý và một vị quan thanh liêm của nhân dân.
Một số video về Lý Đạo Thành
Tài liệu tham khảo:
Nhân vật cùng thời kỳ với Lý Đạo Thành:
Lý Thái Tông (1000 - 1054)
- 2 thg 12, 2
- 155
Vua Lý Thái Tông tên là Lý Phật Mã và có tên khác là Lý Đức Chính, là con trai trưởng của vua Lý Thái Tổ và Hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân, con gái Lê Đại Hành và Dương Vân Nga. Ông là là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cai trị từ năm 1028 đến năm 1054. Ông sinh ngày 26 tháng 6 âm lịch năm Canh Tý, niên hiệu Ứng Thiên thứ 7 thời Tiền Lê (tức 29 tháng 7 năm 1000) ở chùa Duyên Ninh trong kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình ngày nay).
Lý Thánh Tông (1023 - 1072)
- 2 thg 12, 2
- 205
Lý Thánh Tông là vị vua thứ ba của nhà Lý, cai trị từ năm 1054 đến 1072. Ông tên thật là Lý Nhật Tôn, là con trưởng của Lý Thái Tông, mẹ là Kim Thiên thái hậu Mai thị. Ông sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi, niên hiệu Thuận Thiên thứ 14 (tức 30 tháng 3 năm 1023) tại cung Long Đức, triều Lý Thái Tổ. Năm 1028, ông được vua cha Lý Thái Tông lập làm Hoàng thái tử.
Lý Nhân Tông (1066 - 1127)
- 2 thg 12, 2
- 142
Lý Nhân Tông là vị vua thứ tư của triều Lý. Tên thật của ông là Lý Càn Đức. Ông nổi tiếng là một minh quân trong lịch sử Việt Nam, là người đặt nền móng xây nền giáo dục đại học Việt Nam.Ông sinh năm 1066, là con của Lý Thánh Tông và Nguyên Phi Ỷ Lan.
Lý Quốc Sư (1065 - 1141)
- 2 thg 12, 2
- 131
Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không tên thật là Nguyễn Chí Thành sinh tại xã Đàm Xá, phủ Tràng An (nay là làng Điền Xá, xã Gia Thắng, Gia Viễn, Ninh Bình). Cha của Lý Quốc Sư là ông Nguyễn Sùng, quê ở thôn Điềm Xá, phủ Tràng An. Mẹ ông là bà Dương Thị Mỹ, quê ở Phả Lại, phủ Từ Sơn nay làng Phả Lại, xã Đức Long, Quế Võ, Bắc Ninh. Cha mẹ mất sớm, Chí Thành làm ngư dân đánh bắt cá, sinh sống trên sông Hoàng Long.
Từ Đạo Hạnh (1072 - 1116)
- 2 thg 12, 2
- 171
Thiền sư Từ Đạo Hạnh sinh năm 1072, vốn tên là Lộ, tự là Đạo Hạnh, sống vào thời vua Lý Nhân Tông, tu ở chùa Thiên Phúc trên núi Sài Sơn, thuộc phủ Quốc Oai, Sơn Tây ngày nay. Ông là con của quan đô sát Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan, thuở nhỏ xuất gia theo học Phật nhưng về sau thì hoàn tục và làm quan tới chức Tăng Đô Sát trong triều đình nhà Lý.
Lý Đạo Thành (1053 - 1081)
- 2 thg 9, 2014
- 150
Thái sư Lý Đạo Thành là quan Tể tướng, đại thần phụ chính dưới hai triều vua nhà Lý là Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Là một vị quan thanh liêm, chính trực, một công thần nguyên lão của nhà Lý, trọn cuộc đời của Lý Đạo Thành đã đặt hết tấm lòng mình cho việc trung với vua, phụng sự nhân dân, đất nước dù cho con đường công danh không ít lần lên xuống.
Lê Phụng Hiểu (982 - 1059)
- 15 thg 2, 2015
- 59
Lê Phụng Hiểu là một đại tướng nhà Lý, phụng sự ba triều vua đầu tiên của nhà Lý đó là vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông. Ông là người có công rất lớn trong việc phò vua Lý Thái Tông tức Lý Phật Mã lên ngôi.
Hoằng Chân (? - 1077)
- 15 thg 2, 2015
- 64
Hoằng Chân là vị tướng tài đời nhà Lý, có công giúp cho Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống. Dù hy sinh trong chiến trận, ông vẫn được ngàn đời nhớ đến.
Nguyễn Minh Không (1065 - 1141)
- 15 thg 2, 2015
- 93
Là một thiền sư giỏi về phật pháp giỏi cả pháp thuật có công chữa bệnh cho vua Lý là ông tổ của nghề đúc đồng, ông được tôn là Đức Thánh Nguyễn bênh cạnh danh hiệu Quốc Sư thời Lý.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống