Địa điểm lịch sử
Những địa điểm lịch sử của Việt Nam
Núi Chí Linh
- 2 thg 12, 2
- 54
Chí Linh (hay Linh Sơn) là một ngọn núi thuộc huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. Chí Linh là một ngọn núi cao, hiểm yếu bậc nhất ở thượng du sông Chu (nay thuộc xã Giao An, giữa Lang Chánh và Thường Xuân).
Ải Chi Lăng
- 9 thg 11, 2014
- 178
Ải Chi Lăng thuộc xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) nằm trên đường 1A Hà Nội - Lạng Sơn, cách Hà Nội chừng 110km và cách biên giới Việt - Trung 60km. Ải Chi Lăng là một thung lũng hẹp hình bầu dục, xung quanh bốn bề núi cao, có sông Thương chảy qua và nhiều núi lô nhô giữa lòng thung lũng hẹp. Ải Chi Lăng có 2 cửa: cửa phía Bắc gọi là Quỷ môn quan tức là cửa ải con quỷ vì bọn giặc phương Bắc tràn sang nước ta thường qua cửa này. Cửa phía Nam gọi là Ngõ Thề vì ông cha ta xa kia đã thề xả thân giết giặc cứu nước, không cho chúng lọt qua cửa ải này.
Lạng Sơn
- 2 thg 12, 2
- 87
Lạng Sơn là một trong 13 tỉnh được vua Minh Mạng thành lập đầu tiên ở Bắc Kỳ. Tỉnh có phía bắc giáp Cao Bằng, phía đông bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc), phía nam giáp Bắc Giang, phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía tây giáp Bắc Kạn, phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên. Đây là nơi có Ải Chi Lăng được coi là bức tường thành của Thăng Long xưa kia trước những cuộc viễn chinh của quân xâm lược phương Bắc.
Tốt Động
- 2 thg 12, 2
- 82
Tốt Động còn gọi là Tụy Động, là một xã nằm ở trung tâm huyện Chương Mỹ, Hà Nội, Việt Nam. Tốt Động là nơi diễn ra trận Tốt Động-Chúc Động chống quân nhà Minh tháng 11 năm 1426, chiến thắng có tính quyết định đến thắng lợi toàn cục của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo.
Đàng Trong
- 2 thg 12, 2
- 128
Đàng Trong còn gọi là Nam Hà là tên gọi bắt nguồn từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17, chỉ phần lãnh thổ Đại Việt từ sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) trở vào Nam. Do đặc điểm cả hai vùng lãnh thổ tuy trên thực tế thuộc hai chính quyền khác nhau, nhưng về danh nghĩa vẫn cùng một quốc gia Đại Việt. Tên gọi Đàng Trong được dùng để chỉ vùng do chúa Nguyễn kiểm soát, vốn nằm xa Trung Quốc hơn nên mới có tên gọi này.
Đàng Ngoài
- 2 thg 12, 2
- 119
Đàng Ngoài hay Bắc Hà, là tên gọi bắt nguồn từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18, chỉ phần lãnh thổ nước Đại Việt từ sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) trở ra Bắc. Tên gọi Đàng Ngoài được dùng để chỉ vùng kiểm soát bởi vua Lê - chúa Trịnh, vốn nằm gần Trung Quốc hơn so với Đàng Trong hơn nên mới có tên gọi này. Kinh đô Đàng Ngoài là Thăng Long.
Phú Xuân
- 2 thg 12, 2
- 109
Sau khi giải phóng Thuận Hóa - Phú Xuân, Nguyễn Huệ tiếp tục tiến quân ra Bắc phò Lê diệt Trịnh. Khi trở về, Nguyễn Huệ được Nguyễn Nhạc phong làm Bắc Bình Vương, giữ trọng trách cai quản trực tiếp địa bàn từ đèo Hải Vân trở ra. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ chính thức lên ngôi Hoàng đế nhằm dẹp lực lượng của Nguyễn Phúc Ánh trỗi dậy ở phía Nam và quân Thanh tràn vào đất Bắc. Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn. Phú Xuân thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên
Huế
- 2 thg 12, 2
- 96
Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên - Huế. Thành phố là trung tâm về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kỹ thuật, đào tạo. Có nhiều giả thuyết về lịch sử tên gọi Huế. Trong các tài liệu sử học cũ ngoại trừ Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế. Theo học giả Thái Văn Kiểm chữ Huế đã xuất hiện trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, chữ Huế bắt nguồn từ chữ Hóa trong địa danh Thuận Hóa hoặc theo học giả Nguyễn Hy Vọng: Huế đã có tên riêng là Huế ngay từ trước 1651 là năm xuất bản tự điển Việt-Bồ-La và không dính gì đến Hóa của châu Hóa hay Thuận Hóa...
Rạch Gầm - Xoài Mút
- 9 thg 11, 2014
- 110
Rạch Gầm-Xoài Mút là tên gọi một đoạn sông Tiền, giới hạn bởi 2 sông nhánh nhỏ là sông Rạch Gầm (phía thượng lưu) và sông Xoài Mút (phía hạ lưu). Đoạn sông này ngày nay nằm giữa địa phận thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam. Tại đây, ngày 20 tháng 1 năm 1785, quân Tây Sơn do Long Nhương Tướng quân Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh bại 2 vạn quân thủy bộ của Xiêm La qua can thiệp giúp chúa Nguyễn Phúc Ánh, đồng thời đốt rụi 200 tháp thuyền to, chỉ còn sống sót được mấy nghìn quân trốn chạy về nước.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống