Địa điểm lịch sử
Những địa điểm lịch sử của Việt Nam
Dạ Trạch
- 2 thg 12, 2
- 98
Dạ Trạch là một xã thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nằm bên bờ sông Hồng. Tên xã lấy từ tên của đầm Dạ Trạch, xuất phát từ điển tích đầm một đêm (Nhất Dạ Trạch) của truyền thuyết Tiên Dung-Chử Đồng Tử trong dân gian. Thế kỉ thứ VI, Triệu Quang Phục đã ém binh trong vùng đầm lầy Dạ Trạch, đêm đêm tiến ra đánh tỉa quân xâm lược nhà Lương. Ở đây còn là căn cứ của nghĩa quân Nguyễn Thiện Thuật trong phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp xâm lược của vua Hàm Nghi.
Nhật Nam
- 2 thg 12, 2
- 113
Nhật Nam là một địa danh cũ của Việt Nam thời Bắc thuộc mà nhà Hán lập nên để cai quản Việt Nam. Quận Nhật Nam có vị trí bắt đầu từ đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) đến Quảng Ngãi, Bình Định. Theo Hán thư, quận này thành lập năm Nguyên Đỉnh thứ 6 (111 TCN) thời Hán Vũ Đế, bao gồm 15.400 hộ, 69.485 khẩu, chưa bằng nửa Cửu Chân (35.743 hộ, 166.013 khẩu) và chỉ bằng một phần sáu Giao Chỉ (92.440 hộ, 746.237 khẩu)
Giao Chỉ
- 2 thg 12, 2
- 94
Giao Chỉ là tên gọi địa danh một phần lãnh thổ Việt Nam trong lịch sử, từ thời Hùng Vương đến các kỳ thời Bắc thuộc. Giao Chỉ nguyên là tên gọi của một bộ trong số 15 bộ của nước Văn Lang thời xưa. Bộ Giao Chỉ thời Hùng Vương tương đương miền Hà Nội ngày nay và miền hữu ngạn sông Hồng.
Cửu Chân
- 2 thg 12, 2
- 96
Quận Cửu Chân là địa danh cổ của Việt Nam gồm địa phận tỉnh Thanh Hóa và một phần tỉnh Ninh Bình vào thời Vua Hùng. Thời nhà Hán lập quận Cửu bao gồm vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và một phần Ninh Bình ngày nay. Trải qua thời nhà Đông Ngô thời Tam quốc, rồi Nhà Tấn, tiếp đến là Nam Bắc triều, quận Cửu Chân có nhiều thay đổi. Cho đến năm 1397, vua Trần Thuận Tông đổi làm trấn Thanh Đô, gồm 3 châu và 7 huyện
Đồng Tháp
- 2 thg 12, 2
- 404
Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Diện tích khoảng 3.377,0 km², tỉnh lỵ là thành phố Cao Lãnh. Vùng đất Đồng Tháp được Chúa Nguyễn khai phá vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII. Từ đầu thế kỷ XVII, đã có lưu dân Việt đến vùng Sa Đéc khẩn hoang, lập ấp.
Thái Bình
- 2 thg 12, 2
- 220
Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía tây nam. Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, Hải Phòng ở phía đông bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam. Phía đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ). Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.
Chợ Lớn
- 2 thg 12, 2
- 205
Chợ Lớn là tên của khu vực đông người Hoa sinh sống nằm ven kênh Tẻ trải dài từ Quận 5 và Quận 6 ở Sài Gòn nay là Thành phố Hồ Chí Minh, miền Nam Việt Nam. Khu vực này trước kia lập thành một thành phố riêng biệt với Sài Gòn: thành phố Chợ Lớn. Trong những năm 1930-1950 do quá trình đô thị hóa, Sài Gòn và Chợ Lớn dần dần sáp nhập với nhau.
Liên bang Đông Dương
- 2 thg 12, 2
- 217
Liên bang Đông Dương đôi khi gọi là Đông Dương thuộc Pháp hoặc Đông Pháp, là lãnh thổ nằm dưới quyền cai trị của thực dân Pháp nằm ở khu vực Đông Nam Á, được thành lập vào ngày 17 tháng 10 năm 1887
Tượng Lâm (592 - 710)
- 2 thg 12, 2
- 75
Vùng đất Tượng Lâm các sử liệu Trung Hoa xưa xác nhận đó là phần đất ở vùng cực nam quận Nhật Nam, trực thuộc quyền cai trị của Giao Châu thời Bắc thuộc, ngày nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (có tài liệu cho là đến tận cửa Đại Lãnh, Phú Yên). Những nhà khảo cổ học phương Tây cho rằng Tượng Lâm có thể là phần đất chạy dọc theo bờ biển, từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân, nằm trong lãnh thổ các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Một số học giả Chăm học cho rằng lãnh thổ Tượng Lâm bao gồm: Indrapura (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế ngày nay), Amavarati (Quảng Nam) và Vijaya (Bình Định), sau này gọi chung là bắc Chiêm Thành.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống