Địa điểm Chợ Lớn

Chợ Lớn là tên của khu vực đông người Hoa sinh sống nằm ven kênh Tẻ trải dài từ Quận 5 và Quận 6 ở Sài Gòn nay là Thành phố Hồ Chí Minh, miền Nam Việt Nam. Khu vực này trước kia lập thành một thành phố riêng biệt với Sài Gòn: thành phố Chợ Lớn. Trong những năm 1930-1950 do quá trình đô thị hóa, Sài Gòn và Chợ Lớn dần dần sáp nhập với nhau.

Chợ Lớn:

Diễn biễn lịch sử:

Chợ Lớn là tên của khu vực đông người Hoa sinh sống nằm ven kênh Tẻ trải dài từ Quận 5 và Quận 6 ở Sài Gòn nay là Thành phố Hồ Chí Minh, miền Nam Việt Nam. Khu vực này trước kia lập thành một thành phố riêng biệt với Sài Gòn: thành phố Chợ Lớn. Trong những năm 1930-1950 do quá trình đô thị hóa, Sài Gòn và Chợ Lớn dần dần sáp nhập với nhau.


Chợ Lớn, cách Sài Gòn khoảng 6km, trước đây từng được coi là thủ đô lúa gạo của toàn Đông Dương. Vai trò của Chợ Lớn là cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế Nam Kỳ xưa kia và ngay cả ngày nay. Lịch sử Sài Gòn gắn liền với lịch sử Chợ Lớn. Chợ Lớn được thành lập trước Sài Gòn. Sài Gòn thật ra là tên trước đây đặt cho khu Chợ Lớn và chính tên Sài Gòn có thể có nguồn gốc từ “Tai Ngon” hoặc ‘Tin-Gan” (Hán Việt là Đề Ngạn, chỉ thành phố gần đê dọc kênh tàu Hủ) mà người Quảng Đông đọc là “Thầy Ngòn” hay “Thì Ngòn”

Người Hoa, từ Cù Lao phố, Biên Hòa, đã kéo về đây thành lập khu định cư mới vào năm 1778 sau khi Cù Lao phố bị Tây Sơn đánh phá. Họ là hậu duệ những người theo nhà Minh chạy khỏi Trung Hoa thời nhà Thanh đến miền Nam lập nghiệp ở Cù Lao Phố và Mỹ Tho vào năm 1680 sau khi được chúa Nguyễn cho phép.

Trong thời gian Pháp còn đang đánh chiếm Sài Gòn-Chợ Lớn, chuẩn đề đốc Page đã nhanh chóng cho xây dựng các kho hàng và mở cửa cảng Sài Gòn-Chợ Lớn cho việc buôn bán với bên ngoài. Chợ Lớn trở thành trung tâm thương mại, tiếp viện hàng, thực phẩm cho quân Pháp. Cũng chính vì yếu tố này mà Nguyễn Tri Phương từ đồn Kỳ Hòa đã cho quân đánh cắt đường của Pháp từ đồn Cây Mai vào Chợ Lớn, những trận chiến lớn ban đầu là giữa đồn Cây Mai, đồn clochetons (hình tháp chuông) và chiến tuyến chiến hào mà người Pháp gọi là đồn Redoute của quân triều đình cách đó không xa khoảng 400 hay 500m giữa đầm ruộng đầy mồ mả quanh đồn (chùa) Cây Mai.

Chỉ vài năm sau khi Pháp đánh chiếm Sài Gòn - Chợ Lớn, Chợ Lớn đã thay đổi nhanh chóng. Lúc phái bộ Phan Thanh Giản trở về Sài Gòn năm 1864 sau khi qua Pháp điều đình, đại úy Boresse đã dẫn Phan Thanh Giản và một số tùy tùng đến bến cảng Chợ Lớn dọc kênh Tàu Hủ tham quan. Dưới ô lọng che, Phan Thanh Giảng đã chứng kiến sự biến dạng cảng thương mại to lớn tột cùng. Trong lòng ông, đã có nhiều thay đổi.

Từ năm 1889, tỉnh Chợ Lớn được thành lập gồm thành phố Chợ Lớn, huyện Bình Chánh, một phần của tỉnh Long An ngày nay (Gò Đen, Đức Hòa,..) trong khi Sài Gòn thuộc tỉnh Gia Định. Sự độc lập làm thành phố Chợ Lớn phát triển mạnh mẽ hơn. Sau khi sáp nhập tỉnh sau 1975, thì Sài Gòn - Chợ Lớn trở thành một phần của địa phận thành phố Hồ Chí Minh, Chợ Lớn không còn trở thành cái nôi kinh tế như trước đó. Tuy vậy sức mạnh kinh tế trong Chợ Lớn vẫn đa số nằm trong tay người Hoa.

Một số video về Chợ Lớn

Tài liệu tham khảo:

Sự kiện liên quan đến địa điểm này

Kỷ niệm ngày Quốc tế lao động trên cả nước (1930 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 135

Ngày Quốc tế Lao động hay ngày 1 tháng 5 là ngày lễ kỷ niệm và ngày hành động của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động. Vào các ngày 1 tháng 5, tại nhiều nước trên thế giới, có khi tại Mỹ và Canada, thường có các cuộc biểu tình trên đường phố của hàng triệu người lao động và các tổ chức công đoàn của họ. Vào ngày này, các phong trào cộng sản, cánh tả, các tổ chức theo chủ nghĩa vô chính phủ cùng với các công đoàn liên minh thực hiện các cuộc tuần hành trên đường phố yêu cầu mở rộng các quyền lao động và an sinh xã hội.

Thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn Nhân dân Nam Bộ đứng lên chống thực dân Pháp trở lại xâm lược (1945 - ?)

  • 2 thg 12, 2
  • 401

Chỉ 3 tuần lễ sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, ngày 23/9/1945 thực dân Pháp núp dưới bóng quân đội Anh tước vũ khí của quân đội Nhật ở Nam Bộ, âm mưu quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa. 6.000 quân Pháp dựa vào hơn 1 vạn quân Anh đã trắng trợn gây hấn ở thành phố Sài Gòn. Chúng mưu toan chiếm Nam Bộ làm bàn đạp chiếm cả Việt Nam và Đông Dương.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_12

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_11

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->