Sự kiện Kỷ niệm ngày Quốc tế lao động trên cả nước (1930 - ?)
Ngày Quốc tế Lao động hay ngày 1 tháng 5 là ngày lễ kỷ niệm và ngày hành động của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động. Vào các ngày 1 tháng 5, tại nhiều nước trên thế giới, có khi tại Mỹ và Canada, thường có các cuộc biểu tình trên đường phố của hàng triệu người lao động và các tổ chức công đoàn của họ. Vào ngày này, các phong trào cộng sản, cánh tả, các tổ chức theo chủ nghĩa vô chính phủ cùng với các công đoàn liên minh thực hiện các cuộc tuần hành trên đường phố yêu cầu mở rộng các quyền lao động và an sinh xã hội.
Kỷ niệm ngày Quốc tế lao động trên cả nước (1930 - ?):
Diễn biễn lịch sử:
Ngày Quốc tế Lao động hay ngày 1 tháng 5 là ngày lễ kỷ niệm và ngày hành động của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động. Vào các ngày 1 tháng 5, tại nhiều nước trên thế giới, có khi tại Mỹ và Canada, thường có các cuộc biểu tình trên đường phố của hàng triệu người lao động và các tổ chức công đoàn của họ. Vào ngày này, các phong trào cộng sản, cánh tả, các tổ chức theo chủ nghĩa vô chính phủ cùng với các công đoàn liên minh thực hiện các cuộc tuần hành trên đường phố yêu cầu mở rộng các quyền lao động và an sinh xã hội.
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, ngày Quốc tế lao động 1-5 được ghi nhận bằng hàng loạt các cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân diễn ra sôi nổi và đồng loạt trên cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và tổ chức công đoàn, tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của 400 nông dân biểu tình kéo vào tỉnh lỵ Thái Bình, các cuộc biểu tình của hàng ngàn nông dân ở Cao Lãnh (Sa Đéc), Chợ Lớn, Chợ Mới (Long Xuyên)…; ở Vinh - Bến Thủy 1.000 công nhân phối hợp với hàng ngàn nông dân khắp Nghệ - Tĩnh… Ngoài ra, các hình thức như rãi truyền đơn, treo cờ đỏ, diễn thuyết… cũng diễn ra ở nhiều địa phương trên toàn quốc.
Thực dân Pháp điên cuồng khủng bố, riêng ở Thái Bình, đã bắn chết 15 người và làm bị thương nhiều người khác… Theo thống kê chưa đầy đủ trong tháng 5-1930, trên toàn quốc có 54 cuộc đấu tranh. Từ tháng 6 đến tháng 8-1930, có 121 cuộc đấu tranh.. Riêng ở Nghệ - Tĩnh, từ tháng 5 đến tháng 8-1930 có 97 cuộc bãi công, biểu tình của công nông. Tất cả những sự kiện đó đã tạo ra những tiền đề cho cao trào cách mạng từ tháng 9-1930 đến tháng 6-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh.
Tài liệu tham khảo:
Địa điểm liên quan đến sự kiện này
Nghệ An
- 14 thg 11, 2014
- 104
Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, trung tâm hành chính của Nghệ An là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam. Thời Bắc thuộc, Nghệ An và Hà Tĩnh cùng có tên là Hoan Châu, đến đời nhà Lý, Trần đổi thành Nghệ An châu, có tên là xứ Nghệ vào năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông, rồi trấn Nghệ An. Năm 1831, vua Minh Mệnh chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh . Năm 1976 đến 1991, Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập thành một tỉnh Nghệ Tĩnh. Từ năm 1991, lại tách ra thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh.
Thái Bình
- 2 thg 12, 2
- 220
Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía tây nam. Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, Hải Phòng ở phía đông bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam. Phía đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ). Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.
Chợ Lớn
- 2 thg 12, 2
- 205
Chợ Lớn là tên của khu vực đông người Hoa sinh sống nằm ven kênh Tẻ trải dài từ Quận 5 và Quận 6 ở Sài Gòn nay là Thành phố Hồ Chí Minh, miền Nam Việt Nam. Khu vực này trước kia lập thành một thành phố riêng biệt với Sài Gòn: thành phố Chợ Lớn. Trong những năm 1930-1950 do quá trình đô thị hóa, Sài Gòn và Chợ Lớn dần dần sáp nhập với nhau.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống