Địa điểm Đàng Trong
Đàng Trong còn gọi là Nam Hà là tên gọi bắt nguồn từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17, chỉ phần lãnh thổ Đại Việt từ sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) trở vào Nam. Do đặc điểm cả hai vùng lãnh thổ tuy trên thực tế thuộc hai chính quyền khác nhau, nhưng về danh nghĩa vẫn cùng một quốc gia Đại Việt. Tên gọi Đàng Trong được dùng để chỉ vùng do chúa Nguyễn kiểm soát, vốn nằm xa Trung Quốc hơn nên mới có tên gọi này.
Đàng Trong:
Diễn biễn lịch sử:
Đàng Trong còn gọi là Nam Hà là tên gọi bắt nguồn từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17, chỉ phần lãnh thổ Đại Việt từ sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) trở vào Nam. Do đặc điểm cả hai vùng lãnh thổ tuy trên thực tế thuộc hai chính quyền khác nhau, nhưng về danh nghĩa vẫn cùng một quốc gia Đại Việt. Tên gọi Đàng Trong được dùng để chỉ vùng do chúa Nguyễn kiểm soát, vốn nằm xa Trung Quốc hơn nên mới có tên gọi này.
Sau khi Nguyễn Kim bị mưu sát, Trịnh Kiểm được vua Lê đưa lên nắm quyền, đã tìm cách loại trừ phe cánh của Nguyễn Kim. Con trai đầu của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông bị ám hại, con trai thứ Nguyễn Hoàng, theo gợi ý của Nguyễn Bỉnh Khiêm xin được vào trấn thủ Thuận Hoá (1558) rồi kiêm lĩnh luôn đất Quảng Nam. Tại đây các chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng để củng cố chính quyền. Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.
Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam, đặt phủ Gia Định. Tiếp đó vùng đất Mĩ Tho, Hà Tiên cũng được sáp nhập vào phủ này. Đến giữa thế kỉ XVIII, vùng đồng bằng sông Cửu Long có thêm nhiều thôn xã mới.
Tài liệu tham khảo:
Lịch sử 7, NXB giáo dục Việt Nam
vi.wikipedia.org
Sự kiện liên quan đến địa điểm này
Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ (1771 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 1010
Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước diễn ra phổ biến. Số quan lại ngày càng tăng, nhất là quan thu thuế. Quan lại, hào cường kết thành bè cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ. Nỗi bất bình oán hận của các tầng lớp xã hội với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao. Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai) lập căn cứ, dụng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn.
Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1777 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 802
Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn Thượng Đạo (thuộc huyện An Khê, Gia Lai) tập hợp lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa. Mùa thu năm 1773, nghĩa quân đã kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn. Chỉ trong vòng một năm (đến giữa năm 1774), nghĩa quân kiểm soát một vùng rộng lớn từ Quảng Nam ở phía bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.
Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh (1786 - ?)
- 2 thg 12, 2
- 1169
Sau khi đánh tan 5 vạn quân xâm lược Xiêm và đuổi Nguyễn Ánh khỏi đất Gia Định, Nguyễn Huệ được Nguyễn Nhạc giao nhiệm vụ chỉ huy quân Tây Sơn tiến đánh quân Trịnh ở Phú Xuân.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống