Tiểu sử của Trần Nguyên Hãn (? - 1429)
Trần Nguyên Hãn là một danh tướng trong cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn, ông là một trong những khai quốc công thần của nhà Lê, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đánh thắng giặc Minh xâm lược. Trần Nguyên Hãn là dòng dõi tôn thất nhà Trần, hậu duệ của Thái sư Trần Quang Khải, cháu nội quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán. Ông quê tại xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là người văn võ song toàn, kiến thức và tầm nhìn chiến lược, tuy nhiên cũng là một trong những công thần phải chịu cái chết bi thảm ở triều vua Lê Thái Tổ.
Trần Nguyên Hãn (? - 1429):
Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Trần Nguyên Hãn:
Năm | Tuổi | Địa điểm | Sự kiện |
---|---|---|---|
... | ... | ... | Trần Nguyên Hãn được sinh ra |
1425 | ... | Thăng Long Nghệ An Quảng Bình Quảng Trị Thuận Hóa | Quân Lam Sơn giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra bắc |
1427 | ... | Thăng Long Hà Nội Ải Chi Lăng Lạng Sơn Chúc Động | Trận Chi Lăng – Xương Giang |
1429 | ... | ... | Trần Nguyên Hãn mất |
Thân thế và sự nghiệp của Trần Nguyên Hãn:
Trần Nguyên Hãn là một danh tướng trong cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn, ông là một trong những khai quốc công thần của nhà Lê, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đánh thắng giặc Minh xâm lược. Trần Nguyên Hãn là dòng dõi tôn thất nhà Trần, hậu duệ của Thái sư Trần Quang Khải, cháu nội quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán. Ông quê tại xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là người văn võ song toàn, kiến thức và tầm nhìn chiến lược, tuy nhiên cũng là một trong những công thần phải chịu cái chết bi thảm ở triều vua Lê Thái Tổ.
Khi quân Minh xâm lược nước ta, rồi cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo bị thất bại, Trần Nguyên Hãn là một trong những người sục sôi ý chí cứu nước, cứu dân. Ông đã cùng với Nguyễn Trãi, lặn lội vượt đường xa dặm dài, đến tụ nghĩa ở Lam Sơn ngay trong những ngày chuẩn bị gian khổ đầu tiên. Ông được Lê Lợi tin dùng, giao chỉ huy nhiều trận đánh lớn ở thành Nghệ An, Đông Quan, Chi Lăng và đặc biệt là chủ tướng tổng công kích thành Xương Giang đại thắng... Ông được thăng tới chức: Tả Tướng quốc, Bình chương quân quốc trọng sự, Khu mật Đại sứ, được cấp 114 mẫu ruộng.
Năm 1429, Trần Nguyên Hãn xin về trí sĩ. Lê Lợi y cho Nguyên Hãn được về, nhưng dặn rằng cứ một năm hai lần lại vào triều chầu vua. Trần Nguyên Hãn trở về nhà cũ. Ở đây, ông cho dựng phủ đệ lớn, đóng thuyền to. Việc này bị quy kết là lộng hành và có âm mưu thoán nghịch. Những kẻ không ưa cũng thừa cơ buông lời xúi bẩy. Trần Nguyên Hãn bị Lê Lợi ra lệnh bắt về triều để xét hỏi. Tới bến Sơn Đông, ông tự trầm mình mà chết.
Tài liệu tham khảo:
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống