Địa điểm Quảng Trị

Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Từ thời Hùng Vương - An Dương Vương, vùng Quảng Trị ngày nay được cho là thuộc lãnh địa bộ Việt Thường của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Đầu thời Hán thuộc (từ năm 179 Trước Công nguyên đến năm 192), Quảng Trị thuộc đất quận Nhật Nam.

Quảng Trị:

Diễn biễn lịch sử:

Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Từ thời Hùng Vương - An Dương Vương, vùng Quảng Trị ngày nay được cho là thuộc lãnh địa bộ Việt Thường của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Đầu thời Hán thuộc (từ năm 179 Trước Công nguyên đến năm 192), Quảng Trị thuộc đất quận Nhật Nam.


Cuối thế kỷ thứ 2, nhân vương triều Hán sụp đổ, Trung Quốc rơi vào tình trạng loạn lạc, cát cứ, một chính quyền bản xứ của quận Nhật Nam và xứ Tượng Lâm đã được hình thành, lập nên vương quốc Lâm Ấp. Lãnh thổ của Lâm Ấp được phỏng đoán tương ứng với vùng từ đèo Hải Vân đến đèo Ngang ngày nay, tức bao gồm cả vùng Quảng Trị.

Vào thời vua Lý Thánh Tông sau khi chiến thắng quân Champa, vua Champa xin dâng 3 châu: Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh cho Đại Việt. Lý Thánh Tông cho đổi châu Địa Lý thành châu Lâm Bình, châu Ma Linh thành châu Minh Linh (vùng đất từ Cửa Việt trở ra phía Bắc Quảng Trị ngày nay).

Năm 1306, vua Champa là Chế Mân dâng biểu cầu hôn lên vua Trần Anh Tông xin cưới Công chúa Huyền Trân và dâng 2 châu: Châu Ô và châu (Rí) Lý làm vật sính lễ. Năm 1309, nhà Trần đổi châu Ô thành Thuận Châu, châu Rí thành Hóa Châu. Địa bàn Thuận Châu tương ứng với vùng đất từ sông Hiếu - Cửa Việt trở vào phía Nam Quảng Trị ngày nay.

Trong suốt gần 300 năm, vùng đất Quảng Trị tồn tại với tên gọi Cựu dinh thuộc vào trấn Thuận Hóa. Mãi đến sau khi Gia Long lên ngôi năm 1802, đã đặt lại Cựu dinh thành dinh Quảng Trị. Đến năm 1827, dinh Quảng Trị nâng lên thành trấn Quảng Trị. Năm năm sau, năm 1832, trấn Quảng Trị đổi thành tỉnh Quảng Trị. Năm 1853, tỉnh Quảng Trị hợp nhất với phủ Thừa Thiên thành đạo Quảng Trị. Tuy nhiên đến năm 1876, tỉnh Quảng Trị được tái lập.

Tài liệu tham khảo:

Sự kiện liên quan đến địa điểm này

Quân Lam Sơn giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra bắc (1425 - 1426)

  • 2 thg 12, 2
  • 316

Sau khi giải phóng Nghệ An, tháng 8-1425, các tướng Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân… được lệnh chỉ huy một lực lượng mạnh từ Nghệ An tiến vào Tân Bình (Quảng Bình, Bắc Quảng Trị) và Thuận Hóa (Thừa Thiên - Huế). Nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự của quân giặc, giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.

Nhà Nguyễn sắp xếp lại đơn vị hành chính trong cả nước (1831 - 1832)

  • 2 thg 12, 2
  • 281

Sau khi lật đổ nhà Lê Sơ, lên ngôi hoàng đế, năm 1802, vua Gia Long chọn Phú Xuân làm quốc đô, vẫn tạm đặt 11 trấn phía Bắc (tương đương khu vực Bắc Bộ ngày nay) thành một Tổng trấn với tên cũ Bắc Thành, do một Tổng trấn đứng đầu. Đến thời Minh Mạng, để nhất thể hóa các đơn vị hành chính trong cả nước, năm 1831-1832 nhà vua thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn, theo đó bỏ các tổng trấn, đổi các dinh, trấn thành tỉnh. Đây là lần đầu tiên đơn vị hành chính tỉnh xuất hiện ở Việt Nam.

Khoảng 2 vạn 1 nghìn năm trước: Có văn hóa Sơn Vi (-21000 - ?)

  • 1 thg 11, 2014
  • 233

Có văn hóa hậu kỳ đá cũ được gọi là Văn hóa Sơn Vi (địa danh phát hiện đầu tiên thuộc xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, năm 1968). Những di tích thuộc văn hóa Sơn Vi được phát hiện trên một diện rộng từ Lào Cai phía Bắc đến Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Lâm Đồng ở phía Nam; từ Sơn La ở phía Tây đến vùng sông Lục Nam ở phía đông.

Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân (1968 - 1968)

  • 7 thg 5, 2015
  • 55

Tháng 12.1967, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp, ra Nghị quyết về tổng công kích và tổng khởi nghĩa. Nghị quyết của Bộ Chính trị sau đó được Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp vào tháng 1.1968 thông qua và trở thành Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân (1968) nhằm giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Mỹ.

Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971 - 1971)

  • 7 thg 5, 2015
  • 56

Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào hay còn được gọi với cái tên "Chiến dịch Lam Sơn 719" là một chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam, do Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) thực hiện với sự yểm trợ của không quân và pháo binh Mỹ. Mục tiêu của chiến dịch là phá vỡ hệ thống hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) tại Lào và cắt đứt Đường mòn Hồ Chí Minh tại thị trấn Tchepone nằm cách biên giới Việt-Lào 42 km về phía Tây. Đây là một trong ba cuộc tiến công quy mô lớn của địch nhằm đánh phá, cắt đứt tuyến vận tải chiến lược của QĐNDVN từ gốc, hủy diệt cơ sở hậu cần chiến lược và làm cho lực lượng vũ trang ta ở miền Nam suy yếu, không thể tập trung đánh lớn trong mùa khô năm 1971-1972, để Mỹ dễ dàng thực hiện kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh”, giành thế chủ động trên chiến trường.

Chiến dịch Trị - Thiên (1972 - 1972)

  • 8 thg 5, 2015
  • 34

Chiến dịch Trị - Thiên diễn ra từ ngày 30.3 đến 27.6.1972, là chiến dịch tiến công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (QGPMNVN) vào tuyến phòng thủ kiên cố của quân Việt Nam cộng hòa (VNCH)tại 2 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên nhằm tiêu diệt bộ phận lớn quân VNCH ở hướng chủ yếu của cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

Chiến dịch phòng ngự Quảng Trị (1972 - 1973)

  • 9 thg 5, 2015
  • 41

Diễn ra từ ngày 28.6.1972 đến ngày 31.1.1973, chiến dịch phòng ngự Quảng Trị là chiến dịch phòng ngự của quân giải phóng (QGP)miền Nam Việt Nam tại thị xã Quảng Trị (nay là tỉnh Quảng Trị) và vùng ven, đánh trả cuộc phản công của Quân đội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) được không quân và hải quân Mĩ yểm trợ, bảo vệ vùng giải phóng Quảng Trị, phục vụ yêu cầu của đấu tranh chính trị ngoại giao tại Hội nghị Pari (1968 -1973).

Nhân vật liên quan đến địa điểm này

Trần Hoàn (1928 - 2003)

  • 3 thg 10, 2014
  • 154

Trần Hoàn (1928 – 2003) tên thật là Nguyễn Tăng Hích, sinh năm 1928, quê quán Hải Lăng, Quảng Trị. Bố của ông là người rất yêu thích âm nhạc và sành sỏi về ca Huế, hát bội, nhạc Tây. Trần Hoàn tự học nhạc và bắt đầu sáng tác từ năm 16, 17 tuổi.

Chế Lan Viên (1920 - 1989)

  • 17 thg 10, 2014
  • 238

Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam, sinh năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.

Trần Hữu Dực (1910 - 1993)

  • 29 thg 11, 2022
  • 0

Ông là một cựu chính khách Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Nguyễn Hữu Bài (1863 - 1935)

  • 29 thg 11, 2022
  • 0

Phêrô-Giuse Nguyễn Hữu Bài sinh năm 1863 trong một gia đình theo đạo Công giáo tại làng Cao Xá, tổng Xuân Hòa, phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Ông thuộc dòng dõi thánh tử đạo Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh, một hậu duệ của công thần nhà Lê Nguyễn Trãi. Khi nhỏ ông theo học tại Tiểu chủng viện An Ninh rồi được chuyển tiếp lên Đại chủng viện Penang, Mã Lai.

Đặng Thí (1921 - 2001)

  • 2 thg 12, 2022
  • 0

Ông là nhà cách mạng và chính khách Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_6

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_7

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->