Tiểu sử của Hoàng Xuân Sính (1933 - ?)
Bà là một nữ chính khách, nhà quản lý giáo dục, nhà toán học, giáo sư và nhà giáo Nhân dân người Việt Nam. Bà là nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam.
Hoàng Xuân Sính (1933 - ?):
Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Hoàng Xuân Sính:
Năm | Tuổi | Địa điểm | Sự kiện |
---|---|---|---|
1933 | ... | ... | Hoàng Xuân Sính được sinh ra |
... | ... | ... | Hoàng Xuân Sính mất |
Thân thế và sự nghiệp của Hoàng Xuân Sính:
Bà là một nữ chính khách, nhà quản lý giáo dục, nhà toán học, giáo sư và nhà giáo Nhân dân người Việt Nam. Bà là nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam.
Bà làm nghiên cứu sinh trong nước dưới sự hướng dẫn của nhà toán học nổi tiếng người Pháp Alexander Grothendieck. Luận án Tiến sĩ Toán học của bà có nhan đề "Các Gr-phạm trù" được bảo vệ tại Đại học Paris 7 vào năm 1975. Trước khi sang Paris bảo vệ luận án, bà đã trình bày kết quả nghiên cứu của mình tại Đại hội Toán học Việt Nam năm 1971 ở Hà Nội và Đại hội Toán học thế giới năm 1974 được tổ chức ở Vancouver (Canada).
Sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ tại Paris, bà trở về Việt Nam, bắt đầu công việc giảng dạy toán học và biên soạn sách giáo khoa đại học cũng như phổ thông. Bà từng là chủ nhiệm bộ môn Đại số kiêm trưởng khoa Toán-Tin học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Bà là một trong những người sáng lập ra trường Đại học Thăng Long - Đại học Tư thục đầu tiên của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (15/12/1988). Hiện nay, bà đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường. Bà là thành viên Hội đồng xét tặng Giải thưởng khoa học Kovalevskaya ở Việt Nam.
Nhiều lần bà được giao trọng trách là Trưởng Đoàn học sinh Việt Nam đi dự Olympic Toán Quốc tế. Bà cũng dành thời gian tham gia vào nhiều hoạt động xã hội đa dạng như Phó Chủ tịch Đoàn chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VI (2004), Ủy viên Hội đồng chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Ủy viên Hội đồng Giáo dục Quốc gia, Ủy viên Hồi đồng biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam.
Bà được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân" - đây là giải thưởng danh giá, cao quý nhất để tôn vinh các cá nhân xuất sắc, có những hoạt động, đóng góp to lớn cho ngành giáo dục nước nhà.
Bà được chính phủ Pháp (Gouvernement de la République française) trao tặng "Huân chương Cành cọ Hàn lâm" vào năm 2003 vì những đóng góp to lớn của cá nhân bà cho công cuộc phát triển và hợp tác nghiên cứu khoa học giữa hai quốc gia Pháp-Việt.
Tài liệu tham khảo:
Nhân vật cùng thời kỳ với Hoàng Xuân Sính:
Lê Hồng Sơn (1899 - 1933)
- 2 thg 12, 2
- 79
Lê Hồng Sơn là nhà cách mạng chống Pháp, người hỗ trợ cho Phạm Hồng Thái trong kế hoạch mưu sát toàn quyền Đông Dương Méclanh. Ông tên thật Lê Văn Phan, còn có các bí danh: Lê Hưng Quốc, Võ Hồng Anh, Lê Tản Anh. Quê ông ở làng Xuân Hồ, tổng Xuân Liễu, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1920, ông tham gia vào Việt Nam Quang phục Hội và được Phan Bội Châu cử sang Nhật gặp Kỳ Ngoại Hầu Cường Để.
Trần Não (1908 - 1933)
- 2 thg 12, 2
- 85
Trần Não tên thật là Huỳnh Quảng, bí danh là Hoàng Tuyền hay Trần Văn Minh là một nhà hoạt động cách mạng, liệt sĩ của Việt Nam. Quê quán ở làng Khánh An, tỉnh Bạc Liêu, nay thuộc xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, Cà Mau. Ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, rồi gia nhập An Nam Cộng sản Đảng, từng là ủy viên trung ương An Nam cộng sản đảng, Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn từ năm 1931 đến 1932. Đến năm 1933, Ông bị Pháp bắt giam và bị tra tấn nên đã mất tại nhà thương Chợ Quán - Chợ Lớn lúc mới 25 tuổi.
Võ Thị Sáu (1933 - 1952)
- 2 thg 12, 2
- 475
Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1933 tại xã Phước Thọ, Huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cô được biết với vai trò là một nữ chiến sĩ anh hùng và được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
6 Khải (1933 - 2018)
- 27 thg 11, 2022
- 0
Ông là Thủ tướng Chính phủ thứ năm của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ từ ngày 25 tháng 9 năm 1997 đến ngày 27 tháng 6 năm 2006. Ông được đánh giá là nhà lãnh đạo kĩ trị, đổi mới và nhân hậu.
Trúc Phương (1933 - 1995)
- 27 thg 11, 2022
- 0
Ông là nhạc sĩ nhạc vàng tiêu biểu tại Việt Nam Cộng hòa trước 30 tháng 4 năm 1975. Nhiều ca khúc viết bằng giai điệu Bolero của ông trở thành bất hủ và vẫn được yêu thích cho đến tận nay.
Nguyễn Xuân Khánh (1933 - 2021)
- 28 thg 11, 2022
- 0
Ông đỗ Tú tài Toán, học Đại học Y khoa Hà Nội cho đến hết năm 1952 thì ra vùng tự do tham gia bộ đội. Trong khoảng mười năm, ông ở một đơn vị pháo binh, rồi dạy văn hoá tại Trường Sĩ quan Lục quân trước khi chuyển về làm việc tại tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Hoàng Xuân Sính (1933 - ?)
- 30 thg 11, 2022
- 0
Bà là một nữ chính khách, nhà quản lý giáo dục, nhà toán học, giáo sư và nhà giáo Nhân dân người Việt Nam. Bà là nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam.
Ngô Đình Mẫn (1905 - 1933)
- 4 thg 12, 2022
- 0
Năm 1920, ông ra Hà Nội, tốt nghiệp Sơ học yếu lược, sau đó học tập ở Trường Kỹ nghệ thực hành, nơi chuyên đào tạo công nhân tay nghề cao.
Vũ Đà (1933 - 2017)
- 6 thg 12, 2022
- 0
Ông là một nhà cách mạng, chính khách Việt Nam, nguyên Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
Lâm Võ Hoàng (1933 - 2019)
- 6 thg 12, 2022
- 0
Lâm Võ Hoàng (3 tháng 6 năm 1933 – 28 tháng 3 năm 2019) là một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính nổi tiếng của Việt Nam. Ông có những đóng góp lớn cho ngành Ngân Hàng của Việt Nam xuyên suốt từ thời Việt Nam Cộng Hòa với vai trò là Thứ trưởng Bộ thương mại và phó tổng giám Ngân hàng Việt Nam Thương Tín Sài Gòn, sau đó làm thành viên của Nhóm nghiên cứu chuyên đề kinh tế của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh sau Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.
Hoàng Cao Khải (1850 - 1933)
- 8 thg 12, 2022
- 0
Ông là nhà văn, nhà sử học và là đại thần thân Pháp dưới triều vua Thành Thái trong lịch sử Việt Nam. Ông được xem là cộng sự đắc lực của thực dân Pháp vào những năm đầu thế kỷ 20 tại Việt Nam, bị người Việt coi là Việt gian tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống