Tiểu sử của Tuệ Tĩnh (1330 - ?)

Tuệ Tĩnh được phong là ông tổ ngành dược VN và là người mở đầu cho nền y dược cổ truyền VN. Các bộ sách Nam Dược thần hiệu và Hồng Nghĩa tư giác y thư của ông không chỉ có ý nghĩa trong lịch sử y học mà cả trong lịch sử văn học VN.

Tuệ Tĩnh (1330 - ?):

Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Tuệ Tĩnh:

Năm Tuổi Địa điểm Sự kiện
1330 ... ... Tuệ Tĩnh được sinh ra
... ... ... Tuệ Tĩnh mất

Thân thế và sự nghiệp của Tuệ Tĩnh:

Tuệ Tĩnh được phong là ông tổ ngành dược VN và là người mở đầu cho nền y dược cổ truyền VN. Các bộ sách Nam Dược thần hiệu và Hồng Nghĩa tư giác y thư của ông không chỉ có ý nghĩa trong lịch sử y học mà cả trong lịch sử văn học VN.


Tuệ Tĩnh tên là Nguyễn Bá Tĩnh, biệt hiệu là Tráng Tử Vô Dật, quê ở làng Xưa, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Mồ côi từ năm lên 6, Nguyễn Bá Tĩnh được các nhà sư chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy đem về nuôi cho ăn học. Năm 22 tuổi, ông đậu Thái học sinh dưới triều vua Trần Dụ Tông, nhưng không ra làm quan mà ở lại chùa đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Những ngày đi tu cũng là những ngày ông chuyên học thuốc, làm thuốc, chữa bệnh cứu người.

Về sự nghiệp y học của Tuệ Tĩnh, ông đã soạn các sách "Dược tính chỉ nam" và "Thập tam phương gia giảm"... những bản nguyên tác của ông nay không còn trọn vẹn, do vào cuối thế kỷ 14, giặc ngoại xâm sang xâm chiếm nước ta, chúng đã phá hủy nhiều thư tịch lớn. Những bản hiện còn do người đời sau ghi chép qua truyền khẩu dân gian như: "Nam Dược Thần Hiệu" do Hòa thượng Bản Lai chùa Hồng Phúc (ở Hòe Nhai,Hàng Than, Hà Nội) biên tập, bổ sung vào năm Tân Tỵ cách đây đúng 240 năm (1761-2001).

"Nam dược chính bản", do triều đình Lê Dụ Tông biên tập (sau đổi tên sách là "Hồng Nghĩa giác tư y thư") và được in vào năm Ất Dậu (1717) gồm: "Quyển thượng và quyển hạ".

Trong cuốn "Hồng Nghĩa giác tư y thư", nhà xuất bản y học, Hà Nội - 1978, lại chép: sách "Hồng Nghĩa giác tư y thư" do Y viện triều Lê Dụ Tông xuất bản năm Quý Mão (1723).

Quyển Thượng: "Nam Dược Quốc Ngữ Phú" gồm 590 tên vị thuốc nam và "Trực giải chỉ nam dược tính phú" gồm đặc tính của 220 vị thuốc nam. Quyển Hạ: "Y luận", là sách viết về các lý luận từ âm dương ngũ hành sinh hóa vào con người trong tiết khí bốn mùa, sự ảnh hưởng vào bệnh tật, cách điều trị lâm sàng. Và "Thập tam phương gia giảm" phụ "Bổ âm đơn và dược tính phú" bằng chữ Hán. Là sách hướng dẫn gia, giảm khi dùng thuốc chữa bệnh.

Cuốn "Nam Dược Thần Hiệu" của Tuệ Tĩnh, được nhà xuất bản Y học, in lần thứ hai vào năm 1972. Bộ này gồm 11 quyển: Quyển đầu nói về dược tính của 119 vị thuốc nam. Mười quyển sau, mỗi quyển nói về một khoa trị bệnh... Còn cuốn: "Hồng Nghĩa giác tư y thư" của ông, được nhà xuất bản Y học, Hà Nội, in năm 1978 gồm chín phần lớn (chưa kể lời giới thiệu của nhà xuất bản và lời tựa của các quân y Viện triều Lê Dụ Tông, dày 319 trang). Cả hai bộ sách này của Tuệ Tĩnh đều có ảnh hưởng rất sâu rộng trong y gia Việt Nam, mà cho đến hôm nay, vấn đề lý luận và thực tiễn vẫn luôn được thừa kế phát triển và phổ biến. Nhất là cuốn "Nam Dược Thần Hiệu" của ông, nhiều thầy thuốc từ trước đến giờ, vẫn theo phương pháp trị liệu của Tuệ Tĩnh để chữa bệnh rất hiệu quả, mà Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác - là một bậc Ðại y tôn, cũng chịu ảnh hưởng của Tuệ Tĩnh trong công việc biên soạn quyển "Lĩnh Nam Bản Thảo"...

Năm 55 tuổi (1385), Tuệ Tĩnh bị đưa đi cống cho triều đình nhà Minh. Sang Trung Quốc, ông vẫn làm thuốc, nổi tiếng, được vua Minh phong là Đại y Thiền sư, mất ở đó, không rõ năm nào. Ngày nay, bia văn chỉ ở làng Nghĩa Phú cùng nhiều tư liệu khác đầu ghi như vậy.

Một số video về Tuệ Tĩnh

Tài liệu tham khảo:

Nhân vật cùng thời kỳ với Tuệ Tĩnh:

Trần Nhật Duật (1255 - 1330)

  • 2 thg 12, 2
  • 330

Trần Nhật Duật là con thứ 6 của Trần Thái Tông, sinh tháng 4 năm ất Mão (1255) tại hoàng cung Thăng Long. Ông là người có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba, giữ gìn bờ cõi nước Đại Việt. Sử cũ truyền rằng, khi ông sinh ra, ở cánh tay có chữ Chiêu Văn đồng tử , nhà vua bèn lấy chữ đó đặt tên hiệu cho ông. Lúc lớn lên, ông rất thông minh, có tiếng là người học rộng, hiểu biết nhiều lĩnh vực tri thức. Ngoài việc thông thạo nhiều ngoại ngữ, ông còn có sự hiểu biết sâu rộng về các nước láng giềng

Tuệ Tĩnh (1330 - ?)

  • 24 thg 10, 2014
  • 146

Tuệ Tĩnh được phong là ông tổ ngành dược VN và là người mở đầu cho nền y dược cổ truyền VN. Các bộ sách Nam Dược thần hiệu và Hồng Nghĩa tư giác y thư của ông không chỉ có ý nghĩa trong lịch sử y học mà cả trong lịch sử văn học VN.

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_10

Tranh luật nhân quả trong cuộc sống

tranh_nhan_qua_13

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
-->