Tiểu sử của Phạm Chi Lan (1945 - ?)
Phạm Chi Lan (sinh ngày 14 tháng 1 năm 1945) là một chuyên gia kinh tế nổi bật của Việt Nam. Bà từng là Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng.
Phạm Chi Lan (1945 - ?):
Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Phạm Chi Lan:
Năm | Tuổi | Địa điểm | Sự kiện |
---|---|---|---|
1945 | ... | ... | Phạm Chi Lan được sinh ra |
... | ... | ... | Phạm Chi Lan mất |
Thân thế và sự nghiệp của Phạm Chi Lan:
Phạm Chi Lan (sinh ngày 14 tháng 1 năm 1945) là một chuyên gia kinh tế nổi bật của Việt Nam. Bà từng là Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng.
Bà sinh tại huyện Từ Liêm, Hà Nội là con gái của cụ Phạm Trinh Cán, Đại tá, Cục trưởng Cục Quân pháp – Bộ Quốc phòng, Chánh Văn phòng Bộ Tổng tham mưu kiêm Chánh án Tòa án binh khu Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục.
Bà theo học Bộ môn Ngoại Thương của Khoa Quan Hệ Quốc tế trường Đại học Kinh Tài (Kinh tế - tài chính) năm 1961-1962, nay là trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Năm 1964, Khoa Quan Hệ Quốc tế được tách thành Trường Đại học Cán bộ Ngoại giao- Ngoại thương, nên có thể nói bà Phạm Chi Lan đã tốt nghiệp khóa đầu của Trường Đại học Cán bộ Ngoại giao- Ngoại thương (nay là đại học Ngoại Thương và Học viện Ngoại giao).
Câu nói quen thuộc của người Việt Nam, rằng “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”, người kinh doanh đều hiểu.
Bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bày tỏ quan điểm khi được hỏi về đạo đức doanh nhân. Có cả một sự nghiệp đồng hành với sự phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam, nên bà tin là thấy rõ sự thay đổi về đạo đức doanh nhân và cả lý do của những thay đổi đó.
“Tư duy tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp tư nhân có lẽ bắt đầu từ những năm 1990-1991, khi Việt Nam có Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân”, bà Lan nói.
Trước thời điểm đó, vì không có danh chính, nên kinh doanh là phi pháp. Để tồn tại, để mưu sinh, những người kinh doanh khi đó nhiều khi buộc phải làm trái với lương tâm của họ, trái với luật pháp, chấp nhận rủi ro rất lớn.
Khi có sự công nhận và khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, vào năm 1990-1991, chính danh cho doanh nghiệp hoạt động, tinh thần tuân thủ pháp luật bắt đầu, dù cách làm ăn có phần chụp giật, lẩn tránh còn khá rất phổ biến.
“Điều tôi thấy rõ là theo truyền thống của người Việt, những người làm kinh doanh của người Việt có ý thức rất cao về đùm bọc lẫn nhau, nên khi làm kinh doanh, họ cũng nghĩ đến việc làm thế nào để cung ứng sản phẩm, hàng hóa, đỡ đi khó khăn vô cùng của thời đó. Đặc biệt, những người kinh doanh cũng hiểu rõ câu nói mua danh ba vạn, bán danh ba đồng, nên rất hiểu chữ tín là vô cùng quan trọng”, bà Lan chia sẻ quan điểm.
Những điểm mạnh đó xuyên suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ngày càng mở rộng hơn, cùng với những yêu cầu của không chỉ của khách hàng, của đối tác mà của toàn xã hội, ở trong nước và quốc tế.
Song, những lùm xùm trong giới kinh doanh, của cả đại gia rất lớn khiến bà lo ngại.
“Điều tôi lo lắng khi nói về đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh là bối cảnh chung, nền tảng đạo đức xã hội hiện tại. Cảm nhận của tôi là đạo đức xã hội của chúng ta đang có những vấn đề nghiêm trọng", bà thẳng thắn khi nhìn vào con người, vị trí tưởng như đã đạt được những chuẩn mực rất tốt vừa bị trừng trị, nhìn vào những lĩnh vực lâu nay vẫn đề cao chuẩn mực đạo đức như y tế, giáo dục, tư pháp cũng đều có những vi phạm lớn.
Bối cảnh này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến doanh nhân là điều bà Lan tâm tư.
Vì, trong câu chuyện liêm chính của doanh nhân, bà Lan cũng cho rằng, nếu không có sự liêm chính của khu vực Nhà nước, trong bộ máy Nhà nước thì rất khó cho doanh nghiệp liêm chính.
Thực tế là, nếu dặt câu hỏi doanh nghiệp có muốn đưa hối lộ không, phần lớn câu trả lời sẽ là không, vì cái giá phải trả cho việc này rất lớn, rủi ro cao. Nhưng nếu bên có quyền phân bổ nguồn lực đòi hỏi thì làm sao họ liêm chính được.
“Muốn có liêm chính trong doanh nghiệp, sư liêm chính trong khu vực Nhà nước phải được đề rất cao. Chừng nào Nhà nước liêm chính được thì doanh nghiệp sẽ liêm chính theo”, bà Phạm Chi Lan nói.
Một lần nữa, câu nói thể chế nào, doanh nhân đó của ông Vũ Quốc Tuấn (nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải) được bà nhắc lại tại Hội thảo khoa học về “Đạo đức doanh nhân và văn hoá kinh doanh Việt Nam trong bối cảnh mới” sáng 11/10, vẫn nguyên tính cảnh báo.
Đề xuất tại Hội thảo, bà tiếp tục gửi đi khuyến nghị, việc cải thiện môi trường kinh doanh vẫn là mong muốn được Chính phủ thực hiện, tạo khuôn khổ để doanh nghiệp có thể làm được tốt, có thể tuân thủ tốt nhất.
Tài liệu tham khảo:
Nhân vật cùng thời kỳ với Phạm Chi Lan:
Duy Tân (1900 - 1945)
- 2 thg 10, 2014
- 91
Vua Duy Tân tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh San sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý, tức 19 tháng 9 năm 1900 tại Huế. Ông là con thứ 8 của vua Thành Thái và bà hoàng phi Nguyễn Thị Định. Vua Duy Tân là một trong những vị Vua nổi bậc nhất trong số những vị Vua của Triều đình nhà Nguyễn.
Phạm Quỳnh (1892 - 1945)
- 29 thg 11, 2022
- 0
Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu. Ông có tên hiệu là Thượng Chi , bút danh: Hoa Đường, Hồng Nhân. Ông được xem là người có quan điểm ủng hộ việc tự trị của Việt Nam dưới sự bảo hộ của Pháp, việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), và kiên trì chủ nghĩa quốc gia với thuyết Quân chủ lập hiến. Tuy nhiên, ông cũng bị nhiều người đương thời chỉ trích vì thái độ thân Pháp và cộng tác với chính quyền thực dân Pháp.
Ngô Đình Khôi (1885 - 1945)
- 29 thg 11, 2022
- 0
Ông được tập ấm lúc còn nhỏ và được triều đình Huế bổ nhiệm vào làm trong Bộ binh năm 1910. Được ít lâu ông về làm rể Thượng thư Nguyễn Hữu Bài. Năm 1930 ông thăng chức tổng đốc Nam Ngãi. Con trai của ông là Ngô Đình Huân thì làm thư ký và thông ngôn cho Yokoyama Masayuki, Viện trưởng Viện Văn hóa Nhật Bản tại Sài Gòn, sau đó làm Thanh tra Lao động. Vì ý hướng thân Nhật, Ngô Đình Khôi bị ép về hưu năm 1943 sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra.
Ngô Đình Lệ Thủy (1945 - 1967)
- 29 thg 11, 2022
- 0
Ngô Đình Lệ Thủy là con gái đầu lòng của Ngô Đình Nhu và bà Trần Lệ Xuân. Thời điểm chính trị miền Nam rối ren cùng căng thẳng, Ngô Đình Nhu đã để Trần Lệ Xuân dẫn theo con gái xuất ngoại để tham dự các hội nghị với hy vọng cải tiến được tình hình chiến sự. Ngô Đình Lệ Thủy cũng là một sinh viên đại học nên có thể giúp đỡ mẹ trong những lúc đàm phán cũng như cần thiết trả lời cùng báo chí. Nhưng không ai ngờ, đó là lần đi không trở lại Việt Nam của hai mẹ con.
Trần Đình Long (1904 - 1945)
- 1 thg 12, 2022
- 0
Ông là nhà hoạt động cách mạng trong phong trào cộng sản Việt Nam, là cố vấn của Ủy ban khởi nghĩa Hà Nội trong Cách mạng tháng 8 năm 1945. Ông còn là một nhà văn, nhà báo và nhà hoạt động sân khấu, với bút danh Lương Phong hoặc tên viết tắt T.Đ.L, L.P.
Trương Vân Lĩnh (1902 - 1945)
- 1 thg 12, 2022
- 0
Năm 13 tuổi, Trương Vân Lĩnh theo học Trường tiểu chủng viện Xã Đoài. 3 năm sau, ông xin theo học chữ Hán ở làng Hữu Biệt (huyện Nam Sách), quê của Phan Bội Châu. Ngày 5 tháng 2 năm 1924, chịu ảnh hưởng từ gương Phan Bội Châu, Mai Lão Bạng, cố Thông, cố Truyền,... ông cùng hai em họ bí mật tham gia đoàn thanh niên Nghệ An xuất dương sang Trại Cày của Đặng Thúc Hứa ở Xiêm.
Hồ Việt (1945 - 2019)
- 2 thg 12, 2022
- 0
Ông là chính trị gia người Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng từ năm 1989 đến năm 1995. Lúc này thành phố Đà Nẵng là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Ông có nhiều đóng góp trong việc phát triển thành phố Đà Nẵng để đến năm 1997 trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
Lê Hồ (? - 1945)
- 3 thg 12, 2022
- 0
Ông là người làng Cao Mật, tổng Phương Ðàn (nay là xã Lê Hồ), huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Năm 1926, ông hoạt động trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1933, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
Ngô Quang Đoan (1872 - 1945)
- 4 thg 12, 2022
- 0
Ông là một nhà thơ và một nhà chí sĩ chống Pháp. Ông còn là con cả nhà văn thân yêu nước Ngô Quang Bích (tức Nguyễn Quang Bích) - lãnh tụ của phong trào Cần Vương chống Thực dân Pháp ở Bắc Kỳ cuối thế kỷ XIX.
Tạ Thu Thâu (1906 - 1945)
- 4 thg 12, 2022
- 0
Tạ Thu Thâu sinh tại làng Tân Bình, tổng An Phú, quận Thốt Nốt (sau này tách ra thành lập quận Lấp Vò), tỉnh Long Xuyên (ngày nay thuộc thị trấn Lấp Vò, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp), là con thứ tư trong một gia đình đông con và nghèo khó. Cha ông là Tạ Văn Sóc làm nghề thợ mộc kiêm nghề bốc thuốc. Từ năm 11 tuổi, sau khi mẹ qua đời, ông đậu bằng tiểu học và trúng tuyển nhập học trường trung học Chasseloup Laubat. Sau khi đậu bằng tú tài Bản xứ (Baccalauréat Franco-Indigène) ông dạy học ở trường tư thục Nguyễn Xích Hồng, Sài Gòn và tham gia những tổ nhóm thanh niên yêu nước, trong đó có đảng An Nam trẻ (Jeune Annam) năm 1925. Sau đó hội đoàn này bị nhà cầm quyền thuộc địa giải tán. Tạ Thu Thâu coi giai đoạn này trong đời ông là "giấc mộng liều mạng của tuổi trẻ".
Phạm Chi Lan (1945 - ?)
- 6 thg 12, 2022
- 0
Phạm Chi Lan (sinh ngày 14 tháng 1 năm 1945) là một chuyên gia kinh tế nổi bật của Việt Nam. Bà từng là Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng.
Đình Kính (1945 - ?)
- 8 thg 12, 2022
- 0
Đình Kính (sinh năm 1945), tên thật là Bùi Đình Kính, là nhà văn Việt Nam, xuất thân từ quân đội, phần lớn các tác phẩm của ông có đề tài về biển cả và người lính hải quân. Ông cũng là tác giả kịch bản của một số bộ phim được sự quan tâm rộng rãi của dư luận như Chủ tịch tỉnh (phim truyền hình), Đường Hồ Chí Minh trên biển (phim truyền hình), Huyền thoại tàu không số (phim tài liệu). Ông là nguyên Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa VIII và là Chủ tịch Hội Nhà văn Hải Phòng thuộc Hội Liên hiệp văn học - Nghệ thuật thành phố Hải Phòng.
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống