Tiểu sử của Dương Trung Quốc (1947 - ?)
Dương Trung Quốc (sinh ngày 2 tháng 6 năm 1947) là nhà nghiên cứu lịch sử và chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai (một trong 21 người ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam trúng cử). Năm 2016, ông là ứng cử viên đại biểu Quốc hội do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu ứng cử. Ông Dương Trung Quốc nổi tiếng vì những phát biểu thẳng thắn của mình trong các kỳ họp quốc hội. Ông có bằng cử nhân chuyên ngành lịch sử, là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng Biên tập tạp chí Xưa & Nay và chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội. Ông là đại biểu Quốc hội thâm niên của Việt Nam qua bốn khóa XI, XII, XIII, XIV thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai.
Dương Trung Quốc (1947 - ?):
Cuộc đời và sự kiện liên quan đến Dương Trung Quốc:
Năm | Tuổi | Địa điểm | Sự kiện |
---|---|---|---|
1947 | ... | ... | Dương Trung Quốc được sinh ra |
... | ... | ... | Dương Trung Quốc mất |
Thân thế và sự nghiệp của Dương Trung Quốc:
Dương Trung Quốc (sinh ngày 2 tháng 6 năm 1947) là nhà nghiên cứu lịch sử và chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai (một trong 21 người ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam trúng cử). Năm 2016, ông là ứng cử viên đại biểu Quốc hội do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu ứng cử. Ông Dương Trung Quốc nổi tiếng vì những phát biểu thẳng thắn của mình trong các kỳ họp quốc hội. Ông có bằng cử nhân chuyên ngành lịch sử, là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng Biên tập tạp chí Xưa & Nay và chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội. Ông là đại biểu Quốc hội thâm niên của Việt Nam qua bốn khóa XI, XII, XIII, XIV thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai.
Ông nội ông là ông Dương Trung Giao quê quán xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre – chủ hãng nước mắm Liên Thành, là người duy tân, làm kinh tế để nuôi chí. Hãng Liên Thành bảo trợ cho trường Dục Thanh ở Phan Thiết nơi Nguyễn Tất Thành dạy học. Ra Hà Nội, ông Giao mua ngôi nhà 27 Hàng Đường từ năm 1917, lấy vợ là Nguyễn Thị Hợi (1886 – 1968), người Ngọc Thụy, Hà Nội. Họ chỉ có một con duy nhất tên là Dương Trung Hậu (cha của Dương Trung Quốc).
Ông Dương Trung Hậu lấy vợ là bà Nguyễn Thị Bảy, một người Hà Nội, sinh năm 1925, con gái chủ hàng rượu Vĩnh Phương (nhà máy rượu Gia Lâm). Bà Bảy có một em trai tên Bính, lấy vợ Pháp và định cư ở Pháp. Tại Hà Nội, ông Dương Trung Hậu và bà Nguyễn Thị Bảy sinh được ba người con trai Hiệp (sinh năm 1943), Mạnh (sinh năm 1945), Dương Trung Quốc (sinh ngày 2 tháng 6 năm 1947). Cha Dương Trung Quốc qua đời năm 1947 (liệt sĩ) khi ông còn trong bụng mẹ. Dương Trung Quốc cao 1m73, nặng 78 kg.
Ông hiện cư trú ở số 7 Ngõ Lê Văn Hưu 1, phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) chia sẻ có lẽ đây là lần phát biểu cuối cùng của ông tại Quốc hội sau 20 năm tham gia.
Hôm nay 26-3, Quốc hội (QH) họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về các nội dung: Dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của QH; các báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Ủy ban Thường vụ QH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH.
"Thời gian không cho phép để tôi tiếp lời các vị đã phát biểu trước để khẳng định những thành tựu, những đóng góp và những dấu ấn của QH khóa XIV này. Chắc chắn chúng ta nhận thức được QH khóa XIV và có thể những nhiệm kỳ tiếp theo sẽ luôn luôn phải hướng về phía trước theo kịp với thời đại, nhưng tôi muốn nói những đỉnh cao không chỉ ở phía trước, đôi khi những đỉnh cao ở phía sau lưng mình"- ông Quốc nói.
Là người tham gia hoạt động QH khá lâu, cũng tham gia việc nghiên cứu lịch sử QH và theo dõi QH với tư cách một người làm báo, ông Dương Trung Quốc bày tỏ: Chúng ta rất tự hào về những gì chúng ta làm được, nhưng nếu chúng ta soi lại những gì các bậc tiền nhân làm được, chúng ta phải suy nghĩ!
Theo ông Dương Trung Quốc, QH khóa I được thành lập sau cuộc tổng tuyển cử đầu tiên ở một nước thuộc địa phong kiến vừa giành độc lập, chúng ta đã áp dụng tất cả những tiêu chí, những giá trị đương đại, tức là hiện đại nhất.
Khi QH triệu tập, người triệu tập là vị đại biểu QH cao niên nhất là cụ Huỳnh Thúc Kháng, vị Tổng Thư ký đầu tiên cũng là người trẻ tuổi nhất của QH là nhà thơ Nguyễn Đình Thi, khi đó QH đã có một tập quán cực kỳ quan trọng là để cho người dân tiếp cận với hoạt động QH.
"Lúc đó QH họp ở Nhà hát Lớn, một thiết chế văn hóa của chế độ cũ, nhưng dành toàn bộ tầng trên cùng để cho không chỉ báo chí mà mọi người dân có quyền đến xem"- vị đại biểu đồng thời là nhà sử học nói.
"QH xây dựng cả một di sản, tức là nhà truyền thống và một bảo tàng rất giá trị nhưng ngay cả những người trong nghề chúng tôi cũng không được đến. Đương nhiên, chúng ta phải bảo đảm an ninh, vấn đề hết sức quan trọng, nhưng không thể vì thế mà ngăn cản người dân đến quan sát hoạt động của QH được"- ĐB Dương Trung Quốc nói và nhấn mạnh đấy là trách nhiệm của cơ quan chức năng.
Đại biểu mong muốn một ngày không xa, người dân được vào đây không những tham quan mà được quan sát, theo dõi hoạt động của QH.
Vị đại biểu 75 tuổi cũng nhắc đến việc ứng dụng công nghệ vào việc bấm nút, biểu quyết. Mà biểu quyết trong Hiến pháp là công khai nhưng không bao giờ ai được biết, chính kiến của từng đại biểu QH, chúng ta chỉ có một con số vô nhân xưng, con số ấy tôi tin là rất chính xác.
"Nhưng người dân làm sao giám sát được đại biểu QH của mình chính kiến như thế nào để có thể tín nhiệm?"- ĐB Dương Trung Quốc nêu và mong muốn thời gian tới, với sự ứng dụng công nghệ, chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Có thể hiển thị trên ipad của đại biểu, trên các phương tiện thông tin đại chúng đến với nhân dân thì người dân mới giám sát được đại biểu của mình.
"Cần nhận thức rằng mỗi thành công của Chính phủ là có vai trò của QH, nhưng mỗi một thất bại của Chính phủ hay là sai sót của Chính phủ cũng có trách nhiệm của QH..."- ĐB Dương Trung Quốc nói.
Ông Quốc viện dẫn lịch sử: năm 1946, Quốc hội khoá 1 được bầu ra lần đầu tiên ở một nước thuộc địa vừa dành được độc lập nhưng đã dành toàn bộ tầng trên cùng của Nhà hát lớn Hà Nội để báo chí và người dân được vào.
“Ngày nay, chúng ta có cả toà nhà hoành tráng thế này, nhưng vắng bóng người dân. Quốc hội xây dựng nhà truyền thống, bảo tàng nhưng ngay cả những người trong nghề chúng tôi cũng không được đến”, ông Quốc nói.
“Có thể là vấn đề an ninh nhưng đó là việc của cơ quan chức năng. Mong một ngày, người dân không chỉ vào tham quan và có thể quan sát hoạt động của Quốc hội”, ông Quốc phát biểu.
Vấn đề thứ hai mà ông Quốc đề cập tới là việc hoàn thiện những bộ luật được quy định tại Hiến pháp nhưng chưa được luật hoá như luật về biểu tình, luật về hội... Theo ông Quốc, có nhiều lý do khó khăn và nhạy cảm, nhưng ông mong muốn Quốc hội khóa 15 sẽ hoàn thiện những gì Hiến pháp đã đề cập gần 10 năm.
Về vấn đề chất vấn, ông Quốc cho rằng, là hình thức giám sát tối cao, có hiệu ứng rất cao trong xã hội. Người dân có thể trực tiếp chứng kiến hoạt động của Quốc hội, của các vị đại biểu Quốc hội và của các thành viên cơ quan hành pháp.
Ông Quốc viện dẫn lịch sử khi nói đến cuộc chất vấn đầu tiên vào kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá 1 vào tháng 11.1946, không chỉ các thành viên Chính phủ mà cả Chủ tịch nước cũng được chất vấn. Sau cuộc chất vấn, Bác Hồ viết: “Chính phủ hiện thời mới thành lập được hơn 1 năm, hãy còn thanh niên; Quốc hội mới thành lập được 8 tháng, còn thanh niên hơn. Vậy mà Quốc hội đã đặt những câu hỏi thật già dặn, sắc mắt (cách nói của Bác), khó trả lời, đề cập đến những vấn đề quan hệ với vận mệnh quốc gia. Với sự trưởng thành về chính tri, quyết tâm vì việc nước ấy, ai bảo dân ta không có tư cách độc lập?”.
Người dân không biết được chính kiến của đại biểu Quốc hội
Ông Quốc cho rằng, có sự giúp đỡ của công nghệ truyền hình, phát thanh nhưng chưa làm được như ngày xưa. “Chưa bao giờ làm được như ngày xưa, đã bao giờ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước được chất vấn chưa? Ở những nhân vật ấy, tiếng nói ấy có vai trò cực kỳ quan trọng làm cho người dân tin tưởng hơn về bộ máy Nhà nước của mình”, ông Quốc nói.
Tài liệu tham khảo:
Nhân vật cùng thời kỳ với Dương Trung Quốc:
Lâm Đức Thụ (1890 - 1947)
- 2 thg 12, 2
- 106
Lâm Đức Thụ là người hoạt động cách mạng chống Pháp rồi trở thành chỉ điểm cho mật thám Pháp, người được cho là đã bán đứng Phan Bội Châu cho thực dân Pháp. Lâm Đức Thụ tên thật là Nguyễn Công Viễn, còn có biệt danh là Trương Béo hoặc bí danh là Hoàng Chấn Đông, quê ở Thái Bình, con trai cụ tú tài Nguyễn Hữu Đàn và là cháu nội nhà nho yêu nước Nguyễn Mậu Kiến. Lâm Đức Thụ thi đỗ đầu xứ, nên còn gọi là Đầu xứ Viễn.
Nguyễn Văn Tố (1889 - 1947)
- 11 thg 11, 2014
- 106
Nguyễn Văn Tố bút hiệu Ứng Hoè, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1889, quê ở Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Thuở nhỏ cụ học chữ Hán, sau sang Pháp học đỗ bằng Thành chung (Trung học). Về nước cụ làm việc tại trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội, chuyên về văn học cổ Việt Nam. Cụ từng làm Hội trưởng hội Trí Tri, Hội truyền bá chữ Quốc ngữ trước năm 1945.
Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947)
- 11 thg 11, 2014
- 117
Huỳnh Thúc Kháng hay Hoàng Thúc Kháng (Thuở nhỏ có tên là Huỳnh Hanh, tự Giới Sanh, hiệu là Mính Viên) là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng. Ông sinh ngày 1 tháng 10 năm 1876, là người làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Tân Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước), tỉnh Quảng Nam.
Hàn Châu (1947 - ?)
- 27 thg 11, 2022
- 0
Hàn Châu là một nhạc sĩ nhạc vàng sáng tác trước 1975 đến nay với các ca khúc quen thuộc: Cây cầu dừa, Những đóm mắt hỏa châu, Thành phố sau lưng, Tội tình, Về quê ngoại...
Trần Tiến (1947 - ?)
- 30 thg 11, 2022
- 0
Ông là một nhạc sĩ người Việt Nam. Ông vừa là nhạc sĩ sáng tác ca khúc quần chúng, vừa là ca sĩ. Ngoài ra, ông từng giành được một đề cử tại giải Cống hiến. Ông hiện sống cùng với vợ ở Vũng Tàu.
Trúc Khê (1901 - 1947)
- 1 thg 12, 2022
- 0
Ông sinh ra trong một gia đình gốc nông dân và tiểu thủ công ở thôn Thị Cấm, xã Phương Canh, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Lâm Đức Thụ (1890 - 1947)
- 3 thg 12, 2022
- 0
Ông là người hoạt động cách mạng chống Pháp rồi trở thành chỉ điểm cho mật thám Pháp, người được cho là đã bán đứng Phan Bội Châu cho thực dân Pháp và cũng là người được phía Trung Quốc cho rằng đã mai mối Tăng Tuyết Minh cho Nguyễn Ái Quốc.
Vũ Thiện Tấn (1911 - 1947)
- 6 thg 12, 2022
- 0
Ông là Chủ tịch chính thức đầu tiên của liên tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng sau Cách mạng tháng 8 năm 1945. Ông là một liệt sĩ, một người yêu nước đã đi tiên phong trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi chế độ thuộc địa của thực dân Pháp từ khi còn rất trẻ. Ông hoạt động cách mạng ở nhiều nơi trên cả ba miền đất nước, từng bị bắt và đày ra Côn Đảo hai lần, được Hồ Chí Minh ký truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất ngày 20 tháng 8 năm 1961.
Dương Trung Quốc (1947 - ?)
- 6 thg 12, 2022
- 0
Dương Trung Quốc (sinh ngày 2 tháng 6 năm 1947) là nhà nghiên cứu lịch sử và chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai (một trong 21 người ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam trúng cử). Năm 2016, ông là ứng cử viên đại biểu Quốc hội do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu ứng cử. Ông Dương Trung Quốc nổi tiếng vì những phát biểu thẳng thắn của mình trong các kỳ họp quốc hội. Ông có bằng cử nhân chuyên ngành lịch sử, là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng Biên tập tạp chí Xưa & Nay và chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội. Ông là đại biểu Quốc hội thâm niên của Việt Nam qua bốn khóa XI, XII, XIII, XIV thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai.
Bùi Văn Nam Sơn (1947 - ?)
- 6 thg 12, 2022
- 0
Bùi Văn Nam Sơn (sinh năm 1947) là một triết gia, tác giả và dịch giả nổi tiếng và có uy tín tại Việt Nam. Ông đã dịch và hiệu đính một số tác phẩm triết học và khoa học xã hội đã được xuất bản tại Việt Nam.
Nguyễn Trí Hiếu (1947 - ?)
- 7 thg 12, 2022
- 0
Nguyễn Trí Hiếu là một Việt kiều, quốc tịch Mỹ, là chuyên gia tài chính - ngân hàng độc lập, đồng thời đảm nhiệm cương vị thành viên thường trực và độc lập Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình. Tính đến năm 2013, Nguyễn Trí Hiếu có 32 năm kinh nghiệm làm ngành tài chính ngân hàng tại Mỹ, Đức và 3 năm tại Việt Nam. Ông là người Việt đầu tiên thành lập ngân hàng tại Mỹ và cũng là một trong những chuyên gia có nhiều ý kiến đóng góp tích cực cho việc phát triển ngành tài chính, ngân hàng Việt Nam. Ông còn là một giáo sư môn Aikido tại Mỹ.
Trần Nghi (1947 - ?)
- 8 thg 12, 2022
- 0
Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Trần Nghi (sinh năm 1947) là một nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực ĐỊa chất Trầm tích có nhiều cống hiến trong khoa học, đào tạo.[
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống
Tranh luật nhân quả trong cuộc sống